Tiềm năng gia công giày của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 41)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.7.2. Tiềm năng gia công giày của Việt Nam

Hiện nay công nghiệp đóng giày có dung lượng lớn, tăng lên ở các nước có chi phí lao động thấp. Xu hướng chung của thế giới là xoá bỏ hàng rào thuế quan chống lại nhà sản xuất có giá thành cao.

Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay ngành giày Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là hướng đi đúng đắn cần phải quan tâm và phát triển vì:

- Theo kinh nghiệm của những nước đi trước thì họ đặt vị trí công nghiệp gia công lên vị trí hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá.

- Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao, thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều về chất lượng, mẫu mã...

Việt nam có lợi thế để phát triển ngành giày đó là lực lượng lao động trẻ, giá nhân công thấp. Thực chất giày Việt Nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Thực hiện việc gia công xuất khẩu mặt hàng giày Việt Nam có lợi:

- Trước tiên là công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước. Nó đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội.

- Việc gia công giày cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thu được khoa học kĩ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lí công nghiệp và đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kĩ thuật tiên tiến và tính tổ chức kỉ luật tốt. Nhờ nó mà các Nhà máy, Xí nghiệp, Công ty không bị lạc hậu nhiều so vói thế giới, luôn tự trang bị máy móc thiết bị mới và mẫu mã hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

- Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Cũng từ đó nảy sinh nhưng nhược điểm của gia công xuất

khẩu, là: không quảng bá được thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế và không tạo được những chuyên gia bản xứ thông thạo kinh doanh quốc tế.

Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì bước đi gia công xuất khẩu là bước đi cần thiết do thiếu vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường. Nói chung, đối với các doanh nghiệp nên giảm dần gia công xuất khẩu và tăng xuất khẩu trực tiếp.

Tóm tắt chương 1

Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động không thể thiểu của bất kỳ một quốc gia nào nói chung và doanh nghiệp nói riêng kể cả Việt Nam góp phần thúc đẩy kinh tế. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Hiện nay có rất nhiều hình thức xuất khẩu từ trực tiếp , gián tiếp hoặc theo hình thức gia công. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm nên mỗi doanh nghiệp cần dựa vào tình hình và khả năng của công ty mà lựa chon cho phù hợp. Nhưng dù là theo hình thức nào thì nó cũng góp phần tạo ra được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phát huy và sử dụng tốt hơn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó còn mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIA CÔNG XUẤT KHẨU GIÀY TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV

CAO SU THỐNG NHẤT – XÍ NGHIỆP GIÀY NỮ THỜI TRANG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 41)