7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.5.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh thu, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà các hoạt động thương mại đem lại cho nền kinh tế quốc dân, là sự đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất, tích luỹ ngoại tệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong quản lý kinh doanh thương mại không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng người, của từng doanh nghiệp, mà còn phải tính toán và quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế- xã hội đối với nền kinh tế quốc dân: “ Hiệu quả kinh tế- xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”. Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế- xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy vậy cũng có thể có những doanh nghiệp không đảm bảo hiệu quả kinh doanh ( bị thua lỗ ) nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả. Các doanh nghiệp muốn có được hiệu quả kinh doanh cá biệt tốt thì cùng phải quan tâm tới những hiệu quả kinh tế- xã hội vì nó chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhưng muốn các doanh nghiệp quan tâm tới hiệu quả kinh tế- xã hội chung của nền kinh tế quốc dân, nhà nước cần có các chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động.