- Tăng tiết nước bọt, gây chảy nước dãi hay sùi bọt mép Tiêu tiểu không tự chủ.
81vật gây ra có làm tổn thương bề mặt da đều có thể bị nhiễm trùng và một số động vật còn có thể
vật gây ra có làm tổn thương bề mặt da đều có thể bị nhiễm trùng và một số động vật còn có thể
truyền một số bệnh qua vết cắn đó
Nhiễm trùng nguy hiểm nhất sau khi bị động vật cắn là bệnh dại, một bệnh do virus gây ra. Virus bệnh dại tồn tại trong nước bọt của con vật đã bị nhiễm bệnh và lây nhiễm sang con người qua vết cắn hoặc lây nhiễm chéo thông qua nước bọt của ký chủ bị dại. Đây là bệnh lý ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương. Một khi triệu chứng bệnh dại tiến triển, bệnh nhân sẽ tử vong. Để bảo đảm căn bệnh chết người này không tiến triển, cần có một chuyên viên y tế đánh giá tình trạng của người bị cắn hay bị cào do một động vật hoang dã hoặc từ thú nuôi chưa được chích ngừa bệnh dại. Nhanh chóng xác định thông tin về tình trạng chủng ngừa dại của thú nuôi từ người chủ của chúng. Đừng cũng đừng cố gắng bắt giữ chúng để điều tra.
Mọi động vật máu nóng đều có thể mang virus bệnh dại; tuy nhiên, gấu trúc, dơi, cáo và chó sói đồng cỏ là những loài thường bị nhiễm nhất. Vết cắn từ chó hoang và mèo hoang cần được chú ý, vì có thể chúng không được chủng ngừa dại. Thú nuôi trong lồng như chuột Hamster, chuột nhảy và chuột bạch thường khỏe mạnh và ít mang virus dại
Vết cắn do người gây ra hay gặp ở trẻ thuộc lứa tuổi biết đi. Cắn là một cách biểu đạt không lời cho sự giận dữ hoặc thất vọng của trẻ. Những vết cắn này thường nhẹ và không làm rách da. Chúng ảnh hưởng về mặt tình cảm hơn là gây tổn thương thực thể. Cũng như vết cắn từ động vật, khi vết cắn do người có làm rách da thì cần chú ý nguy cơ nhiễm trùng.
Điều bạn cần TÌM
- Tổn thương nông trên bề mặt da với chảy máu ít hoặc không chảy máu - Vết thương dạng kim đâm
- Vết rách da
- Tổn thương đụng dập - Mô bị xé rách ở chỗ vết cắn
Điều bạn cần LÀM
Vết chó cắn
82
8 bước sơ cứu cho trẻ
Bước 1:
Quan sát hiện trường
Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị cắn hoặc bị chích đốt: xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra.
Bước 2:
Đánh giá ABC
Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở,
Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không.
Bước 3: Giám sát
Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi người khác.
Bước 4:
Đánh giá ABCDE
Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần
hoàn, Disability - thần kinh và Everything else - những điều khác, để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì.
Bước 5:
Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật.
Bước 6:
Thông báo
Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt.
Bước 7:
Giải thích và trấn an
Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu.
Bước 8:
Hồ sơ Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra.
Sơ cứu vết cắn do chó, mèo, các động vật khác và người gây ra
1) Di chuyển trẻ bị cắn và những trẻ khác khỏi khu vực. Nếu vết cắn trầm trọng hoặc chảy máu khó cầm, hãy gọi cấp cứu. Nếu vết cắn bởi chồn, gấu trúc, dơi, cáo, chó sói đồng cỏ, động vật có vú khác hoặc bởi bất kỳ động vật nào đang có biểu hiện bất