- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).
CHƯƠNG 6: BẤT TỈNH, NGẤT XỈU VÀ CHẤN THƯƠNG ĐẦU
Mục tiêu học tập:
- Nhận biết được các nguyên nhân, biểu hiện và triệu chứng của ngất xỉu. - Mô tả được các bước sơ cứu khi trẻ ngất xỉu
- Xác định được một số nguyên nhân dẫn đến bất tỉnh - Phân biệt được hạ đường huyết và tăng đường huyết
- Nhận biết được một số yếu tố nguy cơ dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ em - Mô tả được các biểu hiện và triệu chứng của chấn động não/ choáng não
- Nhận biết được các biểu hiện của một chấn thương nội sọ cần được chăm sóc bởi các nhân viên y tế ngay lập tức
- Mô tả được các bước sơ cứu trẻ bị chấn thương đầu
Giới thiệu:
Bất tỉnh có thể xuất hiện với nhiều lý do. Chấn thương, lượng đường trong máu thấp, stress, những phản ứng dị ứng nghiêm trọng và thậm chí ngưng thở có thể liên quan tới việc bất tỉnh ở trẻ. Ngất xỉu là một dạng của bất tỉnh không do chấn thương gây ra. Chấn thương đầu ở trẻ em có thể là hậu quả của ngất xỉu.
Chấn thương đầu rất thường gặp ở trẻ em. Mỗi năm cứ 100.000 trẻ dưới 5 tuổi thì có 82 bé bị chấn thương đầu. Hầu hết những chấn thương này là do té ngã. Em bé mới biết đi có tỷ lệ đầu lớn so với thân mình nên dễ bị chấn thương đầu hơn. Sau nguyên nhân té ngã, nguyên nhân thứ hai thường gặp của chấn thương đầu là tai nạn giao thông.
Hầu hết chấn thương đầu không gây tổn thương não, nhưng có thể để lại vết bầm hay sưng một cục trên đầu thường gọi là “trứng ngỗng”. Kích thước của “trứng ngỗng” không tương quan đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu .
Quan tâm chủ yếu trong chấn thương đầu là xem có xuất huyết hay phù não bên trong hộp sọ không. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi xương sọ có vẻ như không bị tổn thương gì. Một số chấn thương đầu có thể nghiêm trọng đến mức gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.
58
NGẤT XỈU