39Trầy xước xảy ra khi mất bề mặt da với ít máu Có thể xước không nguy hại tính mạng, nhưng

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 39)

- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).

39Trầy xước xảy ra khi mất bề mặt da với ít máu Có thể xước không nguy hại tính mạng, nhưng

Trầy xước xảy ra khi mất bề mặt da với ít máu. Có thể xước không nguy hại tính mạng, nhưng

nhiễm trùng có thể xảy ra. Trầy xước có thể gây đau. Nhiều đầu tận cùng thần kinh có thể lộ ra khi mất bề mặt da. Một ví dụ điển hình là trầy xước đầu gối khi trẻ té.

Rách là một vết cắt gọn hoặc răng cưa. Vết rách có thể nông hoặc sâu, lớn hoặc nhỏ. Một ví dụ của vết rách là vết cắt do dao, mảnh thuỷ tinh cứa hoặc tờ giấy chém.

Bóng nước là sự tích tụ dịch dạng bong bóng ở dưới da, có thể nhỏ hoặc lớn. Thông thường, nếu da trên bề mặt bóng nước không bị thủng, dịch tích tụ sẽ vô trùng và giữ màu trong suốt.

Vết đâm là một lỗ trên bề mặt da có thể nông hoặc sâu. Vết thương do đâm thường chảy máu ít. Vết thương do đâm có nguy cơ gây nhiễm trùng cao do không thể loại bỏ hết vi trùng do các vật đâm gây ra. Một ví dụ là vết đâm do gai nhọn

Toác da là một mảnh da lùng nhùng bị tróc ra và mép da còn dính lại vài chỗ. Đoạn chi là sự cắt đứt một bộ phận cơ thể. Toác da và đoạn chi hiếm gặp và được xử trí như các vết thương gây chảy máu khác. Áp dụng Quy chuẩn phòng ngừa lây nhiễm để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Gọi 115 và kiểm soát chảy máu, nên nhớ chăm sóc cả vết thương bị toác cũng như phần bị toác ra khỏi cơ thể.

Chảy máu mũi thường gặp vào mùa đông khi tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn hô hấp hay không khí khô, thường gặp ở trẻ hay ngứa và ngoáy mũi. Một cú đấm mạnh hay va chạm mạnh vào mặt cũng gây chảy máu mũi.

Nếu một mạch máu ở niêm mạc mũi bị vỡ sẽ dẫn đến chảy máu mũi. Ngửa đầu trẻ ra phía sau hay cho trẻ nằm có thể làm giảm máu chảy ra từ lỗ mũi nhưng không làm ngừng chảy máu. Một số người nghĩ sai là ngửa đầu phía sau làm ngừng chảy máu mũi. Có thể nhìn thấy máu ít chảy từ lỗ mũi do máu chảy ngược vào họng và trẻ nuốt nó. Máu nuốt vào có thể gây kích thích dạ dày và gây nôn. Áp lực do nôn ói có thể gây chảy máu cam trầm trọng hơn.

Vết thương hở cần có gạc và băng quấn. Gạc cần sạch để bao phủ lên vết thương. Băng quấn giữ gạc đúng vị trí và tạo lực ép kiểm soát chảy máu. Băng quấn dính là sự kết hợp giữa gạc và băng quấn, có nhiều loại gạc được bán ở nhà thuốc với nhiều kích cỡ và hình dáng. Các miếng gạc được gấp, đóng gói, tiệt khuẩn dễ cất giữ để sơ cứu. Các cuộn gạc có thể sử dụng ở bất cứ phần nào của cơ thể với nhiều chiều rộng khác nhau.

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)