- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).
65 Kích cỡ của hai đồng tử không đều nhau Kiểm tra phản xạ ánh sáng của đồng tử
- Kích cỡ của hai đồng tử không đều nhau. Kiểm tra phản xạ ánh sáng của đồng tử
(đồng tử trở nên nhỏ hơn) khi bị chiếu sáng
- Khó khăn trong việc đi lại, nói năng hoặc giữ thăng bằng
- Co giật
- Thóp phồng
- Chảy dịch (nước trong hoặc có máu) từ trong mũi hoặc từ trong tai ra.
- Thay đổi cách ăn ngủ và ngay cả cách bé chơi (chẳng hạn như không thích món đồ chơi hoặc các hoạt động trẻ vốn ưa thích nữa)
- Mất đi kỹ năng trẻ mới học được như nói, đi lại, và đi vệ sinh đúng nơi đúng lúc
Bạn có biết ?
Nếu bé nôn mửa trước khi hoàn toàn tỉnh táo trở lại, bạn nên đặt toàn bộ cơ thể và đầu trẻ nằm nghiêng sang bên trái. Đặt trẻ nghiêng sang bên trái giúp giảm nôn ói. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên giúp tránh nghẹt thở trong lúc nôn mửa. Xoay toàn bộ cơ thể và đầu của bé cùng lúc với nhau giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chấn thương cổ hoặc cột sống nặng hơn nếu có.
Điều bạn cần LÀM
Tiến hành sơ cứu trẻ bị chấn thương nội sọ ( hoặc nghi ngờ chấn thương nội sọ)
Nếu trẻ bị bất tỉnh, hãy sơ cứu trẻ như thể trẻ cũng có chấn thương cột sống kèm theo.
Nếu trẻ tỉnh táo, hãy nhìn đồng tử của trẻ. Đồng tử mở to trong tối và thu nhỏ lại khi gặp ánh sáng. Quan sát xem đồng tử có tròn không, có giống với đồng tử bên mắt kia không, và kích cỡ có tương đương với đồng tử của những trẻ khác trong cùng độ sáng không.
Gọi cấp cứu nếu bé có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng chấn thương nội sọ đã được nói ở trên hoặc nếu trẻ bất tỉnh.
Nếu thấy không có gì nghiêm trọng, bé cần được theo dõi sát trong vòng 6 tiếng sau chấn thương, sau đó tiếp tục theo dõi bất cứ sự thay đổi trong hành vi của bé trong vài ngày tới. Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ nên nhờ nhân viên y tế tư vấn và hướng