Điều bạn cần tìm:

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 50)

- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).

Điều bạn cần tìm:

Nghi ngờ trẻ có chấn thương cơ xương dựa vào vị trí khảo sát ban đầu. Khi trẻ bị ngã hay bị kéo có thể gây chấn thương cơ, xương, khớp. Lúc tiếp cận và đánh giá ABC, bạn có thể thấy trẻ đang đau hoặc giữ cố định một chỗ nào đó theo cách không tự nhiên. Nếu có chấn thương xương, cơ, khớp, trẻ than đau tại vị trí chấn thương. Thậm chí lúc trẻ đang khóc, bạn cũng xác đinh được vị trí trẻ đau. Kêu trẻ chỉ chỗ đau giúp đánh lạc hướng làm trẻ quên cơn đau, và cũng giúp chúng ta bị nhầm lẫn chỗ chấn thương. Khó mà tìm chỗ đau nếu trẻ la khóc hay không chịu cử động. Trẻ biết dùng tay chân lành để cố định phần chấn thương và tránh cử động phần đó để làm giảm đau. Khi xử trí chấn thương cơ, xương, khớp, thực hiện nguyên tắc dễ nhớ- nguyên tắc DOTS (Deformity - biến dạng, Open injury - vết thương hở, Tenderness - tăng cảm giác, Swelling -

phù nề) để đánh giá độ lan rộng của thương tổn.

- Biến dạng: khi xương bị gãy và gây hình dáng bất thường. - Vết thương hở: khi xương gãy lộ ra ngoài da

- Tăng cảm giác: da trẻ tăng cảm đau khi bạn sờ chạm - Phù nề: vùng chấn thương sưng lớn hơn bình thường.

Khi cơ, xương, khớp bị chấn thương, máu và dịch cơ thể sẽ tụ quanh vùng thương tổn. Đôi khi xương gãy gây ra hình dạng không tự nhiên hoặc uốn cong bộ phận nào đó của cơ thể. Biểu hiện không tự nhiên được gọi là biến dạng. Có thể nhận thấy biến dạng khi tiến hành “đánh giá ABC và ABCDE”. Để xác định dị dạng, so sánh bên bị thương với bên lành.

Nhớ rằng mất vận động chỉ ra có chấn thương cơ xương khớp. Trẻ có thể vận động nhẹ chi bị chấn thương nhưng tầm vận động không hoàn toàn như bình thường. Khi tiến hành nguyên tắc đánh giá ABCDE, D là mất chức năng (disability).

51

Điều bạn cần LÀM:

8 bước sơ cứu cho trẻ

Bước 1:

Quan sát hiện trường

Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra.

Bước 2:

Đánh giá ABC

Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở,

Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không.

Bước 3: Giám sát

Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi người khác.

Bước 4:

Đánh giá ABCDE

Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần

hoàn, Disability - thần kinhEverything else - những điều khác, để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì.

Bước 5:

Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật.

Bước 6:

Thông báo

Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt.

Bước 7:

Giải thích và trấn an

Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu.

Bước 8:

Hồ sơ Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra.

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)