- Một con ve đang bám trên da hoặc một vết sưng tấy còn mớ
GÃY RĂNG Giới thiệu
Giới thiệu
Hầu hết các trẻ bắt đầu mọc răng lúc 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ răng sữa hay còn gọi là răng trẻ em khi chúng lên 3 tuổi. Răng sữa đóng một số vai trò như : hỗ trợ cho việc phát âm của trẻ, giúp hấp thu tốt thức ăn nhờ hoạt động nhai, đồng thời còn có tác dụng định vị trí và giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Khi trẻ lên 6 tuổi, hàm sẽ phát triển chuẩn bị cho răng vĩnh viễn (hay còn gọi là răng trưởng thành) mọc. Trong giai đoạn từ 6-12 tuổi, răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Điều bạn cần BIẾT
Gãy răng vĩnh viễn là một cấp cứu nha khoa cần được tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Trẻ bị gãy răng cần phải được đưa đi khám ở nha sĩ càng nhanh càng tốt. Răng vĩnh viễn bị gãy cần phải được đặt vào hốc răng trở lại. Điều này giúp cho răng có khả năng tiếp tục sống. Răng sữa hay răng trẻ em bị gãy thì không cần gắn lại. Khi bị gãy răng sữa, trẻ cần được sơ cứu những tổn thương ở nướu răng nếu có và đưa đến nha sĩ để thăm khám.
130
Điều bạn cần TÌM
- Miệng trẻ có một cái răng bị mất
- Chảy máu miệng
- Trẻ khó chịu, buồn bực thấy rõ
Điều bạn cần LÀM
8 bước sơ cứu cho trẻ
Bước 1:
Quan sát hiện trường
Đánh giá nhanh hiện trường : xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra.
Bước 2:
Đánh giá ABC
Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở, Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không.
Bước 3:
Giám sát
Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi người khác.
Bước 4:
Đánh giá ABCDE
Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần hoàn,
Disability -thần kinh và Everything else - những điều khác, để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì.
Bước 5:
Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật.
Bước 6: Thông
báo
Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt.
Bước 7: Giải
thích và trấn an
Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu.
Bước 8: Hồ
131
Tiến hành sơ cứu trẻ bị gãy răng vĩnh viễn
1. Đặt trẻ ở tư thế sao cho máu trong miệng không làm tắc đường thở của trẻ 2. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cầm máu
3. Cố gắng tìm chiếc răng bị gãy. Khi tìm được, đừng cầm chiếc răng gãy ở phần chân răng
4. Nếu chiếc răng bị dơ, rửa nó bằng nước thật nhẹ nhàng. Không được chà xát hay dùng thuốc sát trùng để rửa răng
5. Nhẹ nhàng đặt răng vào lại hốc răng. Nếu trẻ biết hợp tác, bảo trẻ giữ chiếc răng đã gãy ở đúng vị trí bằng ngón tay hay khăn giấy. Không cần cố gắng gắn lại răng sữa.