52Thực hiện nguyên tắc RICE (Rest nghỉ ngơi , Ice chườm lạnh , Compression băng ép ,

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 52)

- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).

52Thực hiện nguyên tắc RICE (Rest nghỉ ngơi , Ice chườm lạnh , Compression băng ép ,

Elevation - kê cao chi) khi tiến hành sơ cứu chấn thương cơ xương

1. Rest: nghỉ ngơi. Trẻ ở tư thế thả lỏng. Nếu chi nào bị chấn thương thì trẻ sẽ không vận động chi đó.

2. Ice: chườm lạnh. Che phủ vùng chấn thương bằng gạc và chườm đá hoặc túi đá lạnh trong 20-30 phút mỗi 2-3 giờ trong vòng 24-48 giờ. Điều này giúp giảm đau, giảm chảy máu và giảm sưng nề. Nên có gạc che phủ vùng da có chấn thương khi chườm đá. Thường hay dùng túi đá để chườm lạnh. Chườm lạnh liên tục mà không có thời gian lấy ra, có thể gây tổn thương mô.

3. Compression: băng ép. Có thể dùng túi nhựa để băng ép vùng tổn thương. Điều này làm giới hạn tụ dịch và máu tại vùng thương tổn. Băng ép trên và dưới vùng tổn thương 3 - 5 cm. Băng quấn theo hình xoắn ốc với áp lực vừa đủ, không quá chặt. Nếu trẻ nói ngón tay và ngón chân bị lạnh, hay cảm thấy châm chích, tê tê, hãy nới lỏng băng quấn.

4. Elevation: kê cao chi. Nâng chi cao hơn vị trí tim bằng cách đặt chi tổn thương lên vài cái gối. Điều này giúp làm giảm máu đến vùng chấn thương và làm giảm đau.

Nếu có vết thương, thực hiện Quy chuẩn phòng ngừa lây nhiễm, để kiểm soát chảy máu do gãy xương, đè ép áp lực lên trên và dưới vùng chi bị chấn thương hay trực tiếp lên bất cứ đầu xương nào đang chảy máu.

Sau khi kiểm soát chảy máu, che phủ vết thương bằng gạc vô trùng hoặc bằng miếng vải sạch và đủ rộng để giữ vùng thương tổn càng sạch càng tốt.

Chườm lạnh bằng đá hay băng quấn túi đá bằng khăn mỏng để làm giảm sưng và đau. Kê cao chi được nẹp miễn làm sao không làm đau thêm. Điều này giúp làm giảm sưng và đau. Không được xê dịch trẻ mà bạn nghi có chấn thương cổ hoặc tuỷ sống.

53

Mẹo Sơ Cứu

 Đừng quấn băng thun quá chặt.

 Đánh giá màu sắc vùng da bên dưới chỗ quấn băng thun để không quá chặt  Luôn bảo vệ da bằng cách bọc đá lạnh với miếng vải

 Đừng chườm đá lạnh quá 20 – 30 phút mỗi lần, vì có thể tôn thương mô.

Nẹp chi

Nẹp chi nhằm mục đích hạn chế cử động của vùng chi bị chấn thương. Biết nẹp đúng cách đem lại nhiều hiệu quả. Thế nhưng, giáo viên và người chăm sóc trẻ chỉ tiến hành nẹp chi khi việc cầm máu và bất động chỗ chấn thương được làm đầy đủ. Và nếu chưa kịp nẹp chi, nhân viên cấp cứu khi đến hiện trường sẽ làm điều đó. Lý do chờ đợi nhân viên 115 đến để nẹp chi là:

- Trẻ không hợp tác tốt với bạn khi quá đau đớn.

- Chỉ những người từng được huấn luyện sơ cứu mới có thể tiến hành nẹp đúng cách. Nếu nẹp sai, quá chặt, nẹp sẽ làm giảm lưu thông máu, gây nhiều tổn thương và đau đớn hơn - Nhân viên cấp cứu biết cách nẹp chính xác từng dạng chấn thương

- Di chuyển chi để nẹp có thể làm vết thương tồi tệ hơn

- Theo lẽ tự nhiên, trẻ sẽ “tự nẹp” chỗ chấn thương bằng cách không cử động gì cả do quá đau đớn.

Mẹo sơ cứu

Thông thường, tốt nhất là đợi nhân viên cấp cứu đến để nẹp chi cho trẻ. Nhưng bạn có thể nẹp chỗ chấn thương để kiểm soát chảy máu hay khi phải di chuyển trẻ sang chỗ khác an toàn hơn. Cách nẹp chỗ tổn thương:

- Nẹp tựa vào chỗ không chấn thương. Chẳng hạn, bạn nẹp ngón tay gãy vào ngón tay còn lành lặn kế bên (gọi vui là nẹp-bạn-thân)

- Sử dụng thanh cứng để áp vào khớp xương phía trên và khớp xương phía dưới chỗ chấn thương. Tựa thanh cứng vào chỗ chấn thương, dùng băng vải hay băng keo cố định lại.

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)