115làm lạnh vết bỏng dù đó là bỏng độ 3 cho đến khi không còn đau nữa hoặc trẻ nhận được

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 115)

- Một con ve đang bám trên da hoặc một vết sưng tấy còn mớ

115làm lạnh vết bỏng dù đó là bỏng độ 3 cho đến khi không còn đau nữa hoặc trẻ nhận được

làm lạnh vết bỏng dù đó là bỏng độ 3 cho đến khi không còn đau nữa hoặc trẻ nhận được

chăm sóc y tế.

3. Để làm lạnh vết bỏng, bạn có thể đặt vết bỏng trong một vật chứa nước lạnh hoặc dưới vòi nước lạnh (không quá mạnh) để dòng nước lạnh chảy qua vùng bị bỏng. Đôi khi trẻ sẽ hợp tác trong việc sơ cứu, khi chúng được phép nghịch nước với vài món đồ chơi. Nếu bạn không thể đặt vùng bị bỏng vào trong nước lạnh (ví dụ: bỏng ở mặt), bạn nên phủ vết bỏng với cục đá, khăn mặt, thay nó mỗi 1 đến 2 phút để giữ khăn lạnh. Cách tiếp cận khác là đặt túi đá phía trên khăn quấn quanh vùng bị bỏng.

4. Tránh làm trẻ lạnh run do làm lạnh vết bỏng, bạn cần thay những phần quần áo ướt có thể làm người trẻ lạnh mà không giúp làm lạnh vết bỏng. Không được cởi bỏ quần áo dính vào vết bỏng. Nếu quần áo ướt bị dính vào vết bỏng, dùng kéo cắt quanh chổ quần áo bị dính, lấy bỏ những quần áo ướt không dính vào vết bỏng. Để yên phần quần áo còn dính trên vết bỏng. Sau đó giữ ấm trẻ bằng cách quấn chăn để trẻ được thoải mái trong khi vẫn giữ lạnh chỗ bỏng.

116

Sơ cứu cho trường hợp bỏng hoá chất:

1. Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách đưa trẻ đi khỏi nơi tiếp xúc hoá chất.

2. Phủi sạch hoá chất còn đọng lại trên da. Tháo những vật thắt lại như trang sức. 3. Gọi Cấp cứu.

4. Rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hoá chất với dòng nước sạch chảy liên tục trong 15 -20 phút.

Sơ cứu trường hợp bỏng điện:

1. Phải chắc chắn rằng trẻ không còn tiếp xúc với nguồn điện nữa. Tắt cầu dao điện trước khi tiếp cận trẻ. Nếu bạn không thể tắt cầu dao điện, thì nên kéo/đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện với quần áo khô hoặc thanh gỗ (cán chổi hoặc ghế) hoặc dùng khăn khô quấn quanh chân trẻ.

2. Gọi Cấp cứu.

MẸO SƠ CỨU:

 Luôn bao bọc cục nước đá trước khi đặt lên vết bỏng. Để đá trực tiếp lên vết bỏng có thể làm nặng hơn tình trạng hiện có.

 Không thoa thuốc mỡ, dầu cù là, margarine, kem đánh răng hoặc bất cứ gì khác vào vết bỏng, mà phải dùng nước mát lạnh như là một phương pháp sơ cứu bỏng. Nên để chuyên viên y khoa kê thuốc sử dụng cho vết bỏng.

 Không để vỡ bóng nước nếu có thể. Bóng nước vỡ phải được phủ vô trùng để ngăn nhiễm trùng. Khi bóng nước vỡ, tác nhân gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào mô tổn thương và phát triển. Sau khi hoàn tất việc làm lạnh, phủ gạc để giữ bóng nước không bị vỡ.

117

LƯU ĐỒ SƠ CỨU PHỎNG

Gọi Cấp cứu nếu vết bỏng ở mặt, tay, chân, cơ quan sinh dục hoặc khi vết bỏng nhiều hơn 1% diện tích cơ thể

Di chuyển trẻ khỏi nơi gây bỏng (nhiệt, hoá chất, ánh nắng mặt trời, điện)

Làm lạnh vết bỏng đến khi hết đau hoặc khi Cấp cứu đến. Làm lạnh 1 vùng lớn của cơ thể bằng cách làm lạnh từng vùng nhỏ, mỗi vùng nhỏ

được làm lạnh vài phút/lần

118

Kiểm tra kiến thức của bạn:

1. Nếu bỏng ở mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục, hoặc vùng rộng của cơ thể, người sơ cứu cần: a. Gọi gia đình đến để chăm sóc trẻ

b. Gọi Hệ th ống Cấp cứu Y khoa c. Cởi quần áo dính vào vết thương d. Đ ấp đá vào vùng tổn thương

2. Đối với vết thương không quá 1% cơ thể và không ảnh hưởng hết bề dầy của da, người sơ cứu cần đưa trẻ ra khỏi nguyên nhân gây ra bỏng và sau đó:

a. Thoa dầu cù là vào vùng bỏng b. Thoa margarine vào vùng bỏng

c. Đặt vùng bỏng dưới vòi nước lạnh, chảy mạnh

d. Đặt vùng bị bỏng vào đồ chứa nước lạnh hoặc sử dụng khăn ướt lạnh hoặc dưới vòi nước lạnh chảy êm ái cho đến khi trẻ không còn cảm thấy đau hoặc đến khi có nhân viên y tế đánh giá vết bỏng của trẻ.

3. Đối với trẻ ở ngoài trời hoặc xuất hiện có bỏng nắng, điều đầu tiên bạn nên: a. Di chuyển trẻ khỏi vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

b. Làm trẻ thoải mái c. Cho trẻ đội nón

d. Đặt đá lên vùng bỏng nắng

4.Khi có vết rộp da ở vùng bị bỏng, người sơ cứu cần phải:

a. Lau chùi kim may bằng cồn và chọc vào vết rộp để dịch thoát ra ngoài b. Nếu thấy dịch chảy ra ngoài, ấn vào vùng rộp da

c. Rửa vết rộp với xà phòng và nước và thoa dầu cù là

d. Phủ vết rộp với gạc, khăn bảo vệ để giữ vết rộp còn nguyên vẹn

Thuật ngữ:

Bỏng: 1 tổn thương da là hậu quả của nhiệt, bức xạ, hoá chất, hoặc tổn thương do điện đến cơ thể

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)