62Trẻ em bị bệnh tiểu đường thuộc loại 1 không sản sinh đủ lượng hoóc môn insulin để

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 62)

- Tổng số động tác ước tính khoảng 5 chu kì trong hai phút (mỗi chu kì bao gồm 30 ấn ngực và 2 thổi ngạt).

62Trẻ em bị bệnh tiểu đường thuộc loại 1 không sản sinh đủ lượng hoóc môn insulin để

Trẻ em bị bệnh tiểu đường thuộc loại 1 không sản sinh đủ lượng hoóc môn insulin để

điều tiết lượng đường trong máu. Những trẻ này phải bổ sung hoóc môn insulin bằng cách tiêm truyền hoóc môn insulin vào cơ thể.

 Loại 2 – (Thường gặp ở lứa tuổi trên 40)

Loại 2 là hình thức phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất không đủ lượng insulin cần dùng hoặc kém đáp ứng với insulin.

Khi nói về bệnh tiểu đường, cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tăng và giảm đường huyết. Giảm đường huyết là tình trạng cơ thể không có đủ lượng đường. Nếu không có đủ lượng đường cơ thể không thể hoạt động hiệu quả, bởi vì đường rất cần để tạo ra năng lượng. Tình trạng này xuất hiện khi bé biếng ăn, tiêm nhiều hoóc môn insulin, hoạt động nhiều, bị say nóng hoặc do bị bệnh. Ngược lại với giảm đường huyết là tăng đường huyết. Tăng đường huyết là tình trạng cơ thể có quá nhiều đường trong máu, nguyên nhân là do không đủ hoóc môn insulin, ăn quá nhiều, lười hoạt động, bệnh, stress hoặc là kết hợp tất cả những yếu tố này.

Điều bạn cần TÌM

- Biểu hiện của giảm đường huyết gồm:  Nói líu nhíu, nói lắp bắp  Buồn ngủ, ngủ gà, uể oải

 Xanh xao

 Lú lẫn

 Run

 Choáng váng

 Phối hợp kém

 Đi đứng loạng choạng

 Gắt gỏng, dễ cáu kỉnh

 Đổ mồ hôi nhiều

 Cuối cùng là bất tỉnh - Biểu hiện của tăng đường huyết:

 Khát nước nhiều

 Buồn ngủ, ngủ gà, uể oải

 Mùi trái cây trong hơi thở của trẻ

 Thở nhanh.

 Da khô, ấm.

 Thường xuyên đi tiểu

 Nôn mửa

63

Điều bạn cần LÀM

Đối với giảm đường huyết , điều trị bằng cách cung cấp đường (cho trẻ ngậm đường dạng hạt trên lưỡi hoặc dưới lưỡi, hoặc cho trẻ uống nước cam). Nếu trẻ không hoạt động như bình thường, hãy gọi cấp cứu và cho trẻ uống nhiều đường hơn. Trong trường hợp tăng đường huyết thì nên gọi cấp cứu. Nếu bạn không chắc chắn bệnh của trẻ là tăng hay giảm đường huyết, thì hãy thử cung cấp đường cho trẻ, và xem việc này có hiệu quả không, trẻ có tỉnh táo lại sau khi uống nước đường không.

Một phần của tài liệu SƠ cứu NHI BOOK (có chỉnh sửa) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)