Quá trình tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của huyện Kiến Xương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 66)

- Gió: Tốc độ gió trung bình cản ăm là 1,88 m/s, vào các tháng 7 10 thường có bão và kèm theo mưa Có thể nói Kiến Xương có tần suất xuất hiệ n bão khá cao,

3.3.3.Quá trình tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của huyện Kiến Xương.

b. Cấp thôn, độ

3.3.3.Quá trình tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của huyện Kiến Xương.

lập được ban chỉđạo dồn điền đồi thửa từ cấp xã đến cấp huyện, tiểu ban chỉđạo thôn để hướng dẫn, chỉ đạo được các nhóm hộ thực hiện chuyển đổi theo phương án đã được duyệt. Lấy ý kiến người dân, tận tình giải đáp những thắc mắc của người dân tránh tình trạng khiếu kiện, người dân không nhận ruộng.

3.3.3. Quá trình tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa của huyện Kiến Xương. Xương.

Thực hiện sự chỉđạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới tới các đồng chí lãnh đạo huyện, các ngành liên quan, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn toàn huyện.

Sau hội nghị trên, Ban chỉ đạo đã triển khai: Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 12/7/2011 của ban chỉđạo thực hiện dồn điền, đổi thửa của huyện về kế hoạch dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ban hành Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND huyện về việc thành lập ban chỉđạo thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn. Ngày 22/7/2011, tổ chức tập huấn công tác dồn điền, đổi thửa với các tổ công tác, các tiểu ban của 32 xã triển khai trong năm 2011.

Năm 2011, huyện Kiến Xương đăng ký kế hoạch dồn điền, đổi thửa với UBND tỉnh là 32 xã (chiếm 84,5%), trong đó 9 xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới là Thanh Tân, Bình Định, Bình Nguyên, Nam Cao, Vũ Ninh, Hồng Thái, Lê Lợi, Vũ Hòa, Vũ Sơn.

Tại cấp xã, đã xác định công tác dồn điển, đổi thửa là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, theo quy định thì phương án dồn điền đổi thửa đất phải được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, do vậy Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, tổ chức nhiều cuộc họp để tập trung lãnh đạo, chỉđạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhiều xã ngoài Ban quản lý nông thôn mới còn thành lập tổ công tác, các tiểu ban dồn đổi, tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thấy rõ lợi ích, mục tiêu, yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới mà bước đầu là

công tác dồn điển, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo vùng sản xuất tập trung và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các xã đã căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng để xây dựng phương án, tổ chức họp ban chỉđạo, tổ công tác của xã, thôn, để tiến hành điều tra, kiểm kê, xác định quỹđất , cắm mốc giao thông, thủy lợi nội đồng, cân đối diện tích nông nghiệp giữa các thôn, bình nhóm đất, xây dựng phương án dồn đổi, tiến hành bốc thăm và giao đất ngoài thực địa cho hộ gia đình, cá nhân. Đặc biệt là việc chia ngoài thực địa là công việc khó khăn phức tạp, có những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không nhận diện tích giao với vị trí mới nên địa phương phải tiếp tục vận động tuyên truyền, thuyết phục để tạo sự đồng thuận cao nhất.

Kết quả tính đến năm 2012 toàn huyện đã cơ bản thực hiện xong công tác dồn điển, đổi thửa. Trong đó, 32 xã hoàn thành năm 2011, còn lại 5 xã hoàn thành năm 2012.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 66)