Trình tự thực hiện DĐĐT tại Thái Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 37)

* Bước 1: Quán triệt chủ trương, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện:

- Tổ chức họp Đảng uỷ xã mở rộng quán triệt chủ trương trong cán bộ chủ chốt từ xã đến các thôn, xóm.

- Họp Đảng bộ, HĐND xã ra Nghị quyết chỉđạo thực hiện.

- Tổ chức họp cán bộĐảng viên từ xã đến thôn, xóm và toàn thể nhân dân.

- Thành lập Ban chỉ đạo xã gồm: Đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp làm Phó ban, Cán bộ Địa chính làm Thư ký thường trực.

- Các uỷ viên gồm: Các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Cán bộ phụ trách Văn hoá, Tài chính, Trưởng các thôn, đại diện MTTQ và các đoàn thể: Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cùng tham gia Ban Chỉ đạo.

Ngoài Ban chỉđạo còn có Tiểu ban DĐĐT ở thôn, xóm do đồng chí Bí thư Chi bộ làm Trưởng tiểu ban; trưởng thôn, xóm làm Phó trưởng tiểu ban và mời đại diện MTTQ và các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và 2-3 người có sức khoẻ, hiểu biết về ruộng đất, kinh nghiệm trong công tác giao đất nông nghiệp được hội nghị xã viên bầu ra tham gia.

- Ban chỉ đạo xã xây dựng phương án DĐĐT của xã, kế hoạch để thực hiện triển khai công tác DĐĐT, phải xác định rõ thời gian, biện pháp kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.

* Bước 2: Xác định diện tích đất quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng: Căn cứ quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng đã được duyệt tổ chức cắm cọc mốc ngoài thực địa. Tính toán cụ thể khối lượng đào đắp, thời gian thực hiện, dự toán kinh phí đào đắp. UBND xã chỉ đạo các thôn tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân và thông báo diện tích đóng góp, ngày công lao động đóng góp và ban hành Nghị quyết về các nội dung mà nhân dân đã thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

đất thực hiện dồn đổi:

Căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, bố trí diện tích đất 5% công ích vào các vị trí đã được quy hoạch cho các công trình công cộng như giáo dục, y tế, trụ sở UBND xã, sân vận động, hội trường thôn, nghĩa trang, nghĩa địa, chợ, bãi rác...

Tiến hành xác định toàn bộ diện tích các cánh đồng, xứ đồng của từng thôn và thể hiện lên sơđồ theo quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt, trong đó khoanh định rõ diện tích đất 5% công ích, diện tích đất giữ ổn định không thực hiện việc dồn đổi, diện tích đất nông nghiệp thực tế còn lại ở từng thôn thực hiện dồn đổi, so sánh với diện tích được giao theo tiêu chuẩn từng thôn, dự kiến điều chỉnh diện tích giữa thôn thừa ruộng và thôn thiếu ruộng.

* Bước 4: Bình nhóm đất:

Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp thực hiện dồn đổi theo từng vùng sản xuất đã được quy hoạch, UBND xã chỉđạo các thôn họp dân để bình nhóm đất theo vùng sản xuất đã được quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa bàn, đưa nhóm đất đã bình lên sơ đồ, so sánh, cân nhắc, chỉnh sửa và thống nhất niêm yết công khai.

Xác định cụ thể diện tích đất xa, xấu, trồng lúa kém hiệu quả, nếu nằm trong vùng chuyển đổi thì hướng dẫn để hộ làm thủ tục đề nghị chuyển đổi, nếu không nằm trong vùng chuyển đổi thì có thể dùng hệ số quy đổi (K) để điều chỉnh diện tích so với bình quân diện tích/khẩu, khuyến khích các hộ có khả năng đầu tư tự nguyện nhận diện tích đất xa, xấu để cải tạo.

* Bước 5: Hoàn chỉnh phương án DĐĐT:

Trên cơ sở phân thành nhóm đất thuộc vùng sản xuất đã được quy hoạch, dự thảo phương án, vận động, khuyến khích các hộ gia đình trong cùng dòng họ, bố con, anh em… nhận vào một vùng sản xuất tập trung, để mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng hoặc nhóm hộ cùng sản xuất vào một thửa ruộng lớn.

* Bước 6: Thông qua phương án dự thảo, lấy ý kiến đóng góp và hoàn chỉnh phương án:

nhân dân tham gia ý kiến. Họp Đảng bộ báo cáo dự thảo phương án đã tiếp thu ý kiến của nhân dân đểĐảng bộ cho ý kiến và ban hành nghị quyết thực hiện. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục trên, UBND xã trình UBND huyện, Thành phố phê duyệt phương án; công bố công khai phương án đã được phê duyệt và giao cho thôn lập kế hoạch thực hiện.

* Bước 7: Thực hiện phương án DĐĐT tại thôn:

Sau khi phương án của xã đã được UBND huyện, Thành phố phê duyệt, UBND xã, thị trấn phối hợp với cán bộ thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn từng thôn, đảm bảo phù hợp với phương án của xã.

Phát động phong trào toàn dân trực tiếp đóng góp ngày công lao động tham gia chiến dịch đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng đã được cắm mốc theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Tổ chức cho nhân dân bốc thăm: Quy định vị trí bốc thăm của từng loại đối tượng, từng nhóm đất trên sơ đồ trước khi tổ chức bốc thăm và tổ chức cho nhân dân bốc thăm.

Dự kiến cách chia ruộng: Theo kết quả bốc thăm.

Tổ chức giao đất ngoài thực địa: Căn cứ kết quả bốc thăm theo phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đảng uỷ, UBND xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban chỉ đạo, Tổ công tác của xã, Tiểu ban ở thôn thực hiện giao đất đến từng hộ nông dân; xác định cụ thể vị trí thể hiện bằng cọc mốc ngoài thực địa, lập biên bản giao đất kèm theo sơđồ thửa đất.

* Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Sau khi giao ruộng, tiến hành đo đạc hoặc chỉnh lý bản đồ, sổ sách cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thông báo số thửa, diện tích, loại đất của từng hộ sau DĐĐT. Thu hồi GCNQSDĐ đã cấp trước khi DĐĐT; thông báo cho các tổ chức tín dụng biết đối với những trường hợp đang thế chấp; phát đơn theo mẫu quy định để hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện, Thành phố xét cấp đổi, cấp lại, cấp mới GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; lập sổđịa chính, sổ theo dõi biến động, sổ cấp GCNQSDĐ. (UBND tỉnh Thái Bình, 2010)

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)