Tình hình DĐĐT thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 34)

1.6.4.2. Xây dựng và phát triển các làng nghề và dịch vụ

+ Mục tiêu là mỗi làng một nghề và số đông lao động trong làng đều tham gia làm nghề thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ.

+ Đối với những thôn chưa có nghề: tổ chức du nhập nghề phù hợp trên cơ sởđào tạo nghề và tổ chức sản xuất hiệu quả.

+ Đối với những thôn đã có nghề nhưng chưa đạt tiêu chí làng nghề: tổ chức củng cố và phát triển để đạt tiêu chí làng nghềđã quy định. (UBND tỉnh Thái Bình, 2010)

1.6.4.3. Nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn

+ Nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng nhân dân địa phương như: chỉnh trang quy hoạch dân cư, nâng cấp đường giao thông, hệ thống điện, cây dựng hệ thống nước sạch, vệ sinh môi trường, trạm xá, trường học, trụ sở thôn xã, sân vận động , nhà văn hoá, hệ thống thoát nước, di tích lịch sử văn hoá ...

+ Nâng cấp điều kiện sống cho mỗi gia đình như xoá nhà tranh tre dột nát, xoá đói giảm nghèo, cải tạo các công trình vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp sạch đẹp, xây dựng hầm khí Biogas khu chăn nuôi ... (UBND tỉnh Thái Bình, 2010)

1.6.4.4. Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng

+ Đào tạo cán bộ xã, thôn về năng lực tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đủ khả năng tổ chức chỉđạo thành công mô hình NTM trên địa bàn quản lý.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của người lao động và nghề trong làng nghề, đủ sức tham gia sản xuất hàng hoá, thích ứng kịp thời yêu cầu thị trường. (UBND tỉnh Thái Bình, 2010)

1.7. Tình hình DĐĐT thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình Thái Bình

DĐĐT không phải là một tiêu chí của xây dựng NTM, nhưng DĐĐT phục vụ chính cho các tiêu chí xây dựng NTM theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

và nội dung xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình như: hoàn thiện được hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, quy vùng sản xuất hàng hóa tập trung, dồn chuyển diện tích đất 5% công ích của xã vào vị trí quy hoạch các công trình công cộng của xã, của thôn (Trụ sở UBND xã, Hội trường thôn, nghãi trang, nghĩa địa, bãi rác, trường học, trạm y tế, sân vân động ...), nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi .... Vì vậy DĐĐT là một nhu cầu tất yếu, khách quan của xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)