Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 48)

- Gió: Tốc độ gió trung bình cản ăm là 1,88 m/s, vào các tháng 7 10 thường có bão và kèm theo mưa Có thể nói Kiến Xương có tần suất xuất hiệ n bão khá cao,

3.1.2.Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quảđiều tra xây dựng bản đồđất huyện Kiến Xương năm 2002. Đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi lắng của phù sa biển và phù sa hệ thống

sông Hồng. Hàm lượng, chất lượng và sự phân bố các vật liệu phù sa, thảm thực vật, xác động vật bị chôn vùi cùng các hoạt động kiến tạo đã dẫn đến sự hình thành các loại đất khác nhau. (không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước) thì huyện có các nhóm đất và đơn vịđất chủ yếu, như sau:

- Nhóm đất cát: Được hình thành trên nền cát biển cũở độ sâu 2 - 3 m mới xuất hiện nhiều trầm tích biển. Do quá trình cải tạo, sử dụng nhiều năm nên đã được ngọt hóa. Đất cát có kích thước hạt thô, thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thụ thấp. Hàm lượng đạm, lân, kali, mùn tổng số và dễ tiêu đều thấp. Do ảnh hưởng của các đợt vỡ đê đã hình thành các vùng đất cát nhỏ ở trong đê có thành phần cơ giới cát pha thịt, tập trung nhiều ở các xã Vũ Lễ, Vũ An, Thanh Tân, Quang Trung và thị trấn Thanh Nê.

- Nhóm đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp của sông Hồng và sông Trà Lý bao gồm: đất phù sa được bồi hàng năm (ngoài đê) và đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (trong đê).

+ Đất phù sa ngoài đê có địa hình lượn sóng thường có màu nâu tươi hoặc hơi xám, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như N,P,K tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến giàu. Phân bố tập trung ở các xã Vũ Bình, Minh Tân, Bình Thanh, Bình Định, Quốc Tuấn, Trà Giang.

+ Đất phù sa trong đê do không được bồi đắp hàng năm nên đất biến đổi theo chiều hướng glây hóa, loang lổđỏ vàng, glây ởđịa hình thấp và đỏ vàng ởđịa hình cao. Nhìn chung đất có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình.

- Nhóm đất phèn: có diện tích tương đối lớn chiếm khoảng 7% diện tích đất canh tác của huyện và tập trung ở vùng đất trũng thuộc các xã Hồng Tiến, Bình Định, Minh Tân, Vũ Hòa.

Tóm lại, đất đai của huyện có địa hình bằng phẳng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững trên cơ sở áp dụng các biện pháp tiến bộ về khoa học

kỹ thuật cơ giới hóa đồng ruộng.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: của huyện được lấy từ các sông như Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang cùng các ao, hồ, đầm là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tương đối tốt, có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu phụ thuộc vào lượng mưa. Tuy nhiên qua kiểm tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm có chứa nhiều sắt, cần được xử lý khi đưa vào sử dụng.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Qua điều tra thăm dò, trên địa bàn huyện Kiến Xương có bãi cát ven sông Hồng và sông Trà Lý có thể khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng và đất sét phân bố rải rác ở một số địa bàn được khai thác để sản xuất gạch ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Kiến Xương là huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi, dân cư sống thành những khu dân cưđông đúc dọc theo các trục giao thông chính.

Kiến Xương là vùng đất gắn liền và xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Kiến Xương với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường trong lịch sửđấu tranh giành độc lập cho dân tộc, là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời.

Nhân dân trong huyện không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh. Ngày nay, nhiều con em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quan trọng ở Trung ương và ởđịa phương.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật

tự an toàn xã hội.

Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức như- ng với truyền thống cách mạng, đoàn kết, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân huyện Kiến Xương sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân trong huyện hiếu học, cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quảđạt được trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Kiến Xương có động lực phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá xã hội trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 48)