Nguyên tắc DĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 36)

Việc DĐĐT thực chất là cuộc vận động nhân dân tự nguyện dồn chuyển diện tích, vị trí đất nông nghiệp hiện có của hộ gia đình, cá nhân từ nhiều thửa nhỏở các khu vực khác nhau thành thửa lớn phù hợp với vùng sản xuất theo quy hoạch nông thôn mới; vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Tổ chức thực hiện DĐĐT phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và tham gia bàn bạc của người dân trong suốt quá trình thực hiện.

+ DĐĐT là nội dung quan trọng thực hiện quy hoạch nông thôn mới; vì vậy phải căn cứ vào quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt theo nội dung quy hoạch nông thôn mới. Đất 5% công ích dồn chuyển thành vùng tập trung theo vị trí đã được quy hoạch xây dựng các công trình công cộng của xã, của thôn.

+ Phương án DĐĐT phải tuân thủ Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

+ Đối với những trường hợp đã nhận toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vào một vùng và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định mà phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hiện nay thì giữổn định không thực hiện việc DĐĐT.

+ Trong quá trình DĐĐT tùy điều kiện đất đai của từng địa phương có thể dùng hệ số quy đổi giữa các nhóm đất (hoặc vùng đất theo quy hoạch) để tính diện tích giao cho hộ nhằm bảo đảm sự công bằng.

+ Sau khi thực hiện DĐĐT phải thực hiện đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi hoặc cấp mới GCNQSDĐ nông nghiệp cho nông dân và thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. (UBND tỉnh Thái Bình, 2011)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 36)