Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 42)

2.4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất đối với các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Kiến Xương thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:

+ Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh giá trị thu được trên một đơn vị diện tích (1ha).

GO =ΣQi*Pi

Trong đó: - Qi là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra - Pi là giá của đơn vị sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tốđầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất, như: chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, vận chuyển, chi phí khác...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

IC = ΣCj

Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng (VA: Velue Added): là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ.

VA = GO - IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mixel Income) là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài.

+ Giá trị ngày công lao động: giá trị ngày công lao động = thu nhập hỗn hợp/số công lao động.

+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quảđầu tư lao động sống cho từng loại cây trồng làm cơ sởđể so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

2.4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra; Chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

- Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ ý kiến của hộ. - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân. - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. - Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ... - Khả năng sản xuất hàng hoá thể hiện ở chủng loại sản phẩm, số lượng tiêu thụ, giá cả, thị trường tiêu thụ.

2.4.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai. Nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và đánh giá. Vậy nên đề tài chỉđánh giá hiệu quả môi trường theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng thuốc vệ thực vật.

- Hạn chế thoái hoá đất do xói mòn, mặn hoá, mất kết cấu thông qua việc sử dụng đất thích hợp.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất, thâm canh cân đối về dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 42)