- Muốn được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trong sử dụng đất Muốn được cấp GCNQSDĐ, tư vấn kỹ thuật và tạo thị tr ườ ng
3.4.1. Những mặt đạt được
3.4.1.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước vềđất đai a) Kiểm kê lại quỹđất sản xuất nông nghiệp
- DĐĐT là dịp để kiểm kê lại quỹ đất sản xuất nông nghiệp, thông qua kết quả DĐĐT để cấp lại GCNQSDĐ cho hộ nông dân, tạo điều kiện để người nông dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đồng thời quản lý quỹ đất, theo dõi biến động đất đai được chặt chẽ, hạn chế các tiêu cực trong quản lý đất đai.
- Tạo điều kiện tiết kiệm được diện tích bờ vùng, bờ thửa, điều chỉnh các hạn chế trước đây như giao đất thiếu công bằng, dấu diện tích. Vì vậy một số nơi diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau DĐĐT.
b) Chính sách DĐĐT đã giúp cho việc quản lý quỹ đất công ích của UBND xã quản lý có hiệu quả hơn
Theo quy định của Luật Đất đai, đất công ích là quỹđất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này theo Nghịđịnh số 64/NĐ- CP của Chính phủ năm 1993 được quy định là không quá 5% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này được các địa phương cho các hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu để sản xuất nông nghiệp.
Trước DĐĐT quỹ đất công ích do các thôn, xóm quản lý nên phân tán. Sau công tác DĐĐT đất công ích được quy về các vùng tập trung và dồn chuyển vào các vị trí quy hoạch các công trình công cộng của xã, thôn như: trụ sở UBND xã, hội trường thôn, trường học, nghĩa địa, bãi rác ... nên việc sử dụng đất công ích có hiệu quả hơn. Tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng xã thì diện tích đất công ích có sự khác nhau nhưng nhìn chung chỉ khoảng từ 6 - 7%.
Bảng 3.9. Diện tích đất công ích trước và sau DĐĐT tại một số xã của huyện Kiến Xương
Tên xã Tổng DT đất SXNN (ha) Năm 2010 Năm 2013 Diện tích (ha) Tỷ lệđất công ích/đất SXNN (%) Diện tích (ha) Tỷ lệđất công ích/đất SXNN (%) Xã Bình Định 301,01 8,4 2,79 10,5 3,5 Xã Bình Nguyên 409,92 16,45 4,01 20,8 5,07 Xã Vũ Ninh 377,76 14 3,7 16,3 4,3 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ Bảng 3.9 ta thấy, sau DĐĐT tỷ lệ diện tích đất công ích tại 3 xã nghiên cứu đều tăng lên. Nhờ công tác DĐĐT diện tích đất công ích đã được tập trung lại các vùng thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng.
* Giá thầu đất công ích sau khi DĐĐT được thể hiện tại Bảng 3.10
Bảng 3.10. Giá thầu đất công ích trước và sau DĐĐT tại các xã nghiên cứu đại diện
Tên xã Năm 2010 Năm 2013 Bình quân (tạ thóc/ha) Bình quân (tạ thóc/ha) Cá biệt (tạ thóc/ha) Xã Bình Định 7 9 10 Xã Bình Nguyên 7 9 11 Xã Vũ Ninh 7 9 10 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ kết quả điều tra số liệu ở các nghiên cứu đại diện chúng ta thấy, trước DĐĐT thì đa số diện tích đất công ích do các hộ được chính quyền giao theo một mức sản lượng tương đối thấp, không có sự cạnh tranh về giá thầu nên sản lượng thu về trên diện tích đất công ích không cao; sau DĐĐT đa số diện tích đất công ích
được tập trung gọn vùng, gọn thửa thuận lợi cho canh tác.
3.4.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Sau DĐĐT diện tích mỗi thửa đất đã tăng lên, hộ nông dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ KHKT, thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Một phần vùng đất thấp trũng trước đây chỉ cấy một vụ lúa hoặc hai vụ lúa bấp bênh thì nay được chuyển sang mô hình trang trại, vùng chăn nuôi tập trung như: lúa - cá, lúa - cá - vịt, lúa - cá - vịt - lợn...
Những vùng đất cao, vàn cao, gần đường giao thông hoặc thuận lợi cho sản xuất được chuyển sang trồng cây rau màu cao cấp hoặc trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Một phần diện tích cấy 2 vụ lúa nay chuyển sang 2 vụ lúa - cây vụđông cho thu nhập cao nhướt, dưa chuột, ngô, lạc , bí ...
Trên vùng đất vàn, tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng chuyên canh, hoàn thiện hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cao sản, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng chính đều có xu hướng tăng lên. Diện tích đất chuyên màu của các xã đều có xu hướng tăng lên nhờ công tác DĐĐT xã đã quy hoạch lại hệ thống kênh mương, chủđộng được việc tưới tiêu.
Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc DĐĐT làm cho đồng ruộng được cải tạo, chủđộng được tưới tiêu nên bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, đặc biệt là diện tích lúa xuân, lúa mùa, ngô đông, góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.
Việc dồn điền, đổi thửa đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện để chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.
3.4.1.3. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng
Quá trình DĐĐT cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai DĐĐT việc mở rộng hệ thống đường giao thông và kiên cố hoá thuỷ lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được.
Theo tinh thần của Nghị quyết của Tỉnh ủy thì việc quy hoạch thiết kế bờ vùng, bờ thửa hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phải kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đối với hệ thống đường giao thông nội đồng phải đảm bảo cho xe cơ giới và máy cày nhỏ vào được đến các xứ đồng và hầu hết các thửa ruộng (đường trục chính rộng từ 5 - 6m, bờ vùng rộng 3 - 3,5m). Đối với hệ thống thủy lợi: tùy từng điều kiện địa hình cụ thể (cao hay trũng) để xây dựng hệ thống tưới, tiêu cho phù hợp đảm bảo tưới tiêu cho chủ động trong sản xuất. Tổ chức đào đắp làm giao thông, thủy lợi nội đồng và thực hiện cứng hóa sau khi đào đắp.
Việc quy hoạch mở rộng diện tích đất giao thông, thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của các nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủđộng tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng lúa. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của các nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
3.4.1.4. Từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất
DĐĐT làm tăng diện tích thửa đất cùng với việc quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Nhờ quy hoạch lại đồng ruộng, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng và các chính sách hỗ trợ khác mà người dân đã mua hàng trăm máy nông nghiệp, xe
vận tải, máy tuốt lúa, máy bơm, máy gặt đập liên hợp… đẩy nhanh quá trình cơ giới hoá, tạo tiền để cho nông nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Hình 3.7. Sau dồn điền, đổi thửa cơ giới hóa được đưa vào phục vụ sản xuất
Qua thực tếđiều tra cả 3 nhóm hộ việc áp dụng cơ giới hoá đều tăng ở tất cả các khâu, tuy nhiên việc đầu tư mua sắp máy móc ở các nhóm hộ lại khác nhau được thể hiện quả bảng 3.11
Bảng 3.11: Quyết định đầu tư máy móc sau khi dồn điền đổi thửa
ĐVT: Cái
Chỉ tiêu
Hộ thuần nông Hộ bán thuần nông Hộ DV-NN
Trước CĐ Sau CĐ Tăng giảm Trước CĐ Sau CĐ Tăng, giảm Trước CĐ Sau CĐ Tăng, giảm Máy cày 2 3 +1 4 9 +5 2 4 +2 Máy cấy 0 0 0 1 4 +3 1 3 +2 Máy gặt đập 0 0 0 0 5 +5 5 8 +3 Máy bơm nước 12 30 +18 20 34 +14 10 14 +2 Tổng cộng 14 33 19 25 52 27 18 29 9 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng 3.10 ta thấy sau dồn điền đổi thửa số lượng máy móc phục vụ việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ngày một tăng ở các hộ Bán thuần nông và hộ Dịch vụ - nông nghiệp, cụ thể: Máy cày ở hộ Bán thuần nông sau dồn đổi là 9 cái tăng lên 5 cái, hộ Dịch vụ - nông nghiệp là 4 cái tăng lên 2 cái; số lượng máy đập liên hoàn cũng tăng lên so với trước khi dồn đổi ở nhóm hộ Bán thuần nông tăng 5 cái, và nhóm hộ DV-NN tăng 3 cái. Tuy nhiên, ta cũng thấy ở nhóm hộ thuần nông việc đầu tư máy móc sau khi dồn đổi còn thấp, đây cũng là do nguyên nhân vốn trong việc đầu tư các máy móc lớn và các hộ chưa có đủ vốn để mua sắm. Tuy việc đầu tư máy móc ở các nhóm hộ khác nhau nhưng việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất ở các nhóm hộ đều tăng được thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12 Tác động về mức cơ giới hoá sau đồn điền đổi thửa
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Thuần nông Kiêm ngành nghề Dịch vu nông nghiệp Trước Sau So sánh Trước Sau So sánh Trước Sau So sánh 1. Làm đất 37,5 76,8 +39,3 34,0 80,4 +46,4 36,5 0 - 36,5 2.G. trồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3. C. sóc 12,0 40,5 +28,5 15,0 47,5 +32,5 17,5 0 - 17,5 4. thu hoạch 7,7 30,2 +22,5 8,6 38,5 +29,9 14,6 0 - 14,6 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Bảng 3.11 cho thấy: sau dồn đổi ruộng đất tác động cơ giới hóa đều tăng ở các nhóm hộ sản xuất, chỉ nhóm hộ dịch vụ thì giảm vì nhóm hộ này ít khi trực tiếp tham gia sản xuất. Như vậy một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy những hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hoá vào trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động nông nghiệp tăng theo và giảm bớt sự căng thẳng, vất vả
cho nông dân, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.
3.4.1.5. Tăng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên khẩu
Với việc rà soát lại quỹ đất, phân bổ lại diện tích đất công ích và việc giảm số lượng các bờ vùng, bờ thửa đã làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu so với thời điểm giao ruộng đất theo Nghịđịnh số 64/NĐ-CP.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên khẩu chia ruộng tính mốc thời điểm thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP so với sau khi DĐĐT cho thấy hầu hết đều tăng lên. Xã có diện tích tăng nhiều nhất là xã Bình Nguyên tăng 675 m2. Việc tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu trong quá trình DĐĐT do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do giảm vùng, bờ thửa của các thửa đất;
- Do rà soát lại quỹđất, các diện tích đất trước đây các thôn, xóm chia không trung thực hoặc đất khai hoang của các hộ gia đình giấu, không kê khai hết, nay được đưa vào để quản lý.
- Diện tích đất công ích được các địa phương để lại cơ bản theo đúng quy định của Luật đất đai (không quá 5%), trước DĐĐT thường cao trên 5%;
- Do thay đổi phương thức phân chia ruộng đất của các địa phương, tại thời điểm thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP hầu hết địa phương đều trừ khoảng 1mét dọc theo bờ ruộng (gọi là trừ bờ) để tránh thiệt thòi cho các hộ do công tác bảo vệ đồng ruộng kém, phòng ngừa trâu bò phá hoại; nhưng khi DĐĐT thì việc làm này không còn nữa.
3.4.1.6. Thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân
Việc tính toán sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ nông dân rất phức tạp, để tính được thu nhập trước và sau khi thực hiện DĐĐT, trước tiên xác định sự thay đổi về cơ cấu ruộng đất (ví dụ chuyển đất lúa sang ao, vườn) và sử dụng một mức giá hiện tại cho cả hai thời kỳ. Chính vì thế, sự thay đổi của cơ cấu thu nhập thể hiện trước hết là sự thay đổi của cơ cấu các hệ thống trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp trong nông hộ. Hai thời điểm được điều tra là năm trước DĐĐT (năm 2009) và sau DĐĐT (năm 2010).
Chính sách DĐĐT đất nông nghiệp đã tác động tới mức giảm tỷ trọng ngành trồng trọt không đồng đều.
Công tác DĐĐT đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ tới sự tăng thu nhập của nhóm hộ khá, giàu hơn là các hộ nghèo. Bởi vì sau khi thực hiện DĐĐT thì thu nhập bình quân của các hộ khá, giàu cao hơn so với các hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 3 loại hộ khá, trung bình và nghèo, mức thu nhập của hộ sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT. Tuy nhiên mức thu nhập của các hộ khá và trung bình cao hơn hộ nghèo.
Xét trên tổng thể, mức tăng này không hoàn toàn là do công tác DĐĐT mang lại và không phải ở vùng nào mức tăng của hộ nghèo đều thấp hơn hộ khá và trung bình mà nó còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác như chính sách tiền lương, thị trường, trình độ sản xuất và phương thức sản xuất ... Những phân tích trên chỉ cho phép nhận xét rằng DĐĐT đã tạo điều kiện ít nhiều cho các hộ nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
Bảng 3.13 Mức thu nhập bình quân của các loại hộ trước và sau DĐĐT tại huyện Kiến Xương
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại hộ
Tổng thu nhập của hộ trên năm
Năm 2010 Năm 2013 So sánh tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ tăng, giảm (+) (%) Hộ có thu nhập giàu, khá 40 85 45 53 Hộ có thu nhập trung bình 12 26 14 54 Hộ có thu nhập nghèo thấp 3 8 5 63 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
010 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hé cã thu nhËp giµu, kh¸ Hé cã thu nhËp trung b×nh hé cã thu nhËp nghÌo Thu nhËp tr−íc D§DT Thu nhËp sau D§DT
Hình 3.8. Mức thu nhập bình quân của các loại hộ trước và sau DĐĐT tại huyện Kiến Xương