Xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 98)

- Muốn được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trong sử dụng đất Muốn được cấp GCNQSDĐ, tư vấn kỹ thuật và tạo thị tr ườ ng

3.5.3.xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT

3.5.3.1. Giải pháp về quản lý

- Tập trung rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch các vùng chuyên canh cây trồng, các trang trại chăn nuôi tập trung.

- Triển khai công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính và cấp mới, cấp đổi lại GCNQSDĐ sau DĐĐT để người dân an tâm đầu tư sản xuất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

3.5.3.2. Giải pháp về tín dụng

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người nông dân về vốn, chính sách cho vay với lãi suất thấp để giúp người dân phát triển kinh tế trang trại, đầu tư mua sắm máy móc cơ giới hóa, các phương tiện phục vụ sản xuất.

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện. Do vậy cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có điều kiện vay vốn, nhất là các hộ nghèo. Để tạo điều kiện cho các hộ vay vốn cần có sự giúp đỡ của hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên… Phải tăng quỹ vay giải quyết xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Ngoài ra cần phải mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Các ngân hàng tạo điều kiện cho nhiều hộ dân có thể vay được vốn với lãi suất ưu đãi để xoá bỏ tình trạng cho vay nặng lãi của tư thương hiện nay. Gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án trung và dài hạn có hiệu quả, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến.

3.5.3.3. Giải pháp về chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất

giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Trong đó cần chú trọng về công tác giống, kỹ thuật thâm canh, công nghệ sinh học và đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến ngư.

Thực hiện tốt công tác khuyến nông với hệ thống cán bộ cơ sở nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tới từng người dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật nông nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở, mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất để tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

3.5.3.4. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật

Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng). Trong đó chú trọng kiên cố hoá kênh mương nhằm tăng diện tích trồng trọt, hạn chế thất thoát nước.

Quan tâm xây dựng các hệ thống hồ chứa nước để đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hầu hết diện tích lúa trên địa bàn toàn tỉnh.

3.5.3.3. Quy hoạch sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.

Từng địa phương cần phải quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo từng cây, từng con ổn định lâu dài.

Quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng nếu không nói là có tính quyết định. Phải kết hợp quy hoạch sử dụng đất với tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng tạo lập vùng sản xuất tập trung, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, lao động kĩ thuật canh tác trong vùng này, phát huy tối đa tiềm năng của đất

Để có phương án quy hoạch, có cơ sở khoa học và có tính thuyết phục cao, cần có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về nội dung, phương pháp tiến hành, đặc biệt là dự báo về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trên cơ sởđó, xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dài hạn, tối thiểu năm 2013

3.5.3.5. Các giải pháp khác

để người dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trường để sản phẩm làm ra đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm, hình thức và tính an toàn của sản phẩm.

Xây dựng chính sách tổ chức sản xuất theo hình thức 4 nhà: quản lý, đầu tư, kỹ thuật và sản xuất. Sự kết hợp này sẽ đảm bảo quản lý, kỹ thuật, thông tin thị trường và sản xuất có hiệu quả.

Nhà nước Kỹ thuật

Dịch vụ Nông dân

(Tín dụng + thị trường )

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 98)