Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 45)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kiến Xương là huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, có tỉnh lộ 39B (458) và tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Đường 39B và sông Kiến Giang chia huyện thành 2 phần Bắc và Nam huyện.

Có vị trí địa lý từ 20o16’00’’ - 20o30’00’’ Vĩđộ Bắc

106o21’00’’ - 106o29’00’’ Kinh độĐông. - Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định

- Phía Tây giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình - Phía Đông giáp huyện Tiền Hải.

Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính với 36 xã và 1 Thị trấn là thị trấn Thanh Nê. Thị trấn Thanh Nê là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện, cách thành phố Thái Bình 14 km về phía Tây có tỉnh lộ 39B (458) và tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Kiến Xương nằm giữa sông Hồng và sông Trà Lý, sông Kiến Giang chảy qua cùng với hệ thống đường bộ phát triển tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thông thương với các Tỉnh, các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Kiến Xương mang tính chất chung của vùng đồng bằng ven biển nên tương đối bằng phẳng. Đất đai của huyện có độ đồng đều không cao, đất và tập quán canh tác cũng khác nhau giữa 2 vùng Bắc và Nam của huyện, địa hình cao, thấp xen kẽ do ảnh hưởng của kiến tạo đất. Phù sa sông, biển tạo ra kiểu địa hình lượn sóng, hướng sóng chạy theo Tây Bắc – Đông Nam, các dẻo đất thấp trũng có thành phần cơ giới nặng (thịt trung bình, thịt nặng). Đây cũng là một đặc thù của huyện Kiến Xương. Các dẻo đất đại diện có thể liệt kê gồm: dẻo đất cao có thành phần cơ giới nhẹ như Bình Nguyên, Thanh Tân, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, thị trấn

Thanh Nê, An Bồi, Quang Trung. Dẻo đất thấp trũng liền kề: Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Hòa Bình, Đình Phùng, Bình Nguyên, Bình Nguyên, Nam Bình... Về cơ bản địa hình huyện Kiến Xương được chia thành hai vùng đặc trưng như sau:

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Trà Lý có địa hình trũng, độ cao từ 0,5 - 1m. Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, hàng năm ngập nước vào mùa mưa lũ. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản gồm có các xã: Quốc Tuấn, Hồng Thái, Trà Giang, Hồng Tiến,....

- Vùng giữa huyện chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 – 2 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là gò nhỏ, ao, hồ, đầm. Là vùng có điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa, màu và cây ăn quả... gồm có các xã: Bình Nguyên, Lê Lợi, Thanh Tân...

3.1.1.3. Khí hậu

Quan sát qua trạm khí tượng Thái Bình cho thấy Kiến Xương điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển. Khí hậu của huyện được chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp của mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau. Theo chếđộ mưa có thể chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện tương đối cao: Tổng tích ôn hàng năm : 8.000 - 85000C

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 45)