Nhận xét chung về công tác dồn điền, đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 89)

- Muốn được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trong sử dụng đất Muốn được cấp GCNQSDĐ, tư vấn kỹ thuật và tạo thị tr ườ ng

3.5.1. Nhận xét chung về công tác dồn điền, đổi thửa

Việc chuyển đổi ruộng đất trong nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua, nó đã đem lại những kết quả to lớn. Khắc phục được những

hạn chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây nên, tạo những điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần nền nông nghiệp sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà triển khai để dồn điền đổi thửa thực sự mang lại ý nghĩa to lớn cho hộ nông dân không những về kinh tế mà còn có những tác động tích cực, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng dồn điền đổi thửa ở huyện Kiến Xương chúng tôi thấy dồn điền đổi thửa đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng nhưđời sống của hộ nông dân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa thì cũng gặp không ít khó khăn .

Do việc tuyên truyền đến các hộ dân chưa sâu, rộng. Việc dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của các hộ dân, nên nhận thức của hộ có nhiều ý kiến khác nhau, có hộ cho là phù hợp với xu hướng phát triển, có hộ không nhất trí với dồn đổi, có hộ chỉđồng ý dồn đổi 1 số diện tích đất... Đểđảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai và cùng có lợi, các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều cuộc họp, nhiều cuộc vận động để lấy ý kiến thống nhất thực hiện.

Dồn điền đổi thửa liên quan đến lợi ích của người nông dân, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong khi đó công tác chỉđạo ở một số thôn còn thiếu quyết tâm, kiên trì, khi gặp khó khăn đã nảy sinh tư tưởng ngại khó, sợ va chạm. Một số cán bộ, đảng viên ở thôn do nhận thức, do lợi ích cục bộ, tư lợi riêng... nên không muốn chuyển đổi gây cản trở chung.

Dồn điền đổi thửa phải gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch lại vùng sản xuất song công tác này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu một cách đánh giá tổng quát của các chuyên gia, của những người có trình độ chuyên môn, thiếu một đề án tổng thể trước khi xây dựng phương án chuyển đổi cụ thể, chi tiết. Việc này ảnh hưởng không nhỏđến tâm lý người nông dân khi tham gia dồn đổi, nhiều hộ còn băn khoăn, lo lắng liệu sau dồn đổi có thật sự thuận tiện cho sản xuất không, tăng được thu nhập không? Điều đó tạo nên tâm lý do dự của các hộ nông dân.

Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải giao chia lại ruộng đất, phải đo đạc lại và lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải cần một khoản kinh phí rất lớn. Nguồn kinh phí này một phần các hộ nông dân đóng góp và một phần nữa là do Nhà nước hỗ trợ. Việc thu kinh phí trong các hộ nông dân rất khó khăn và nguồn hỗ trợ Nhà nước đến với địa phương rất chậm. Do vậy, việc tiến hành triển khai dễ bị ách tắc, chậm trễ.

Sau khi tiến hành dồn đổi xong, quy mô đất của mỗi thửa tăng lên, việc xác định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là rất quan trọng. Việc trồng cây gì? Nuôi con gì? Là băn khoăn của nhiều hộ dân trong khi đó đội ngũ cán bộ khuyến nông của địa phương còn mỏng, yếu, nên người dân còn băn khoăn lưỡng lự trong việc lựa chọn. Do đó các hộ nông dân có phần e ngại khi đầu tư sản xuất. Khi quy mô đất đai được tăng lên, nhiều hộ nông dân đã chuyển hướng sản xuất theo mô hình trang trại, họ xây chuồng trại, quy hoạch lại ao vườn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất lâu dài, song việc tạo được những điều kiện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở nơi chuyển đổi hết sức khó khăn, nhất là điện, nước, đường đều cần có chi phí lớn. Do đó, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện cho hộ nông dân có điều kiện ở vùng chuyển đổi đểđưa cơ giới hoá cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Để chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá thì quy mô đất đai của các hộ nông dân phải phù hợp, việc đầu tư sản xuất cần có số vốn lớn trong khi đó đa số hộ nông dân đều thiếu vốn, tích luỹ sản xuất còn thấp. Điều này đã đẩy nông đân đến việc vay vốn tín dụng. Nhiều người dân lo lắng rằng liệu tốc độ sinh lời của đồng vốn có cao bằng lãi suất ngân hàng không? Mà hiện nay tình trạng lạm phát ngày càng cao, lãi suất ngân hàng tăng. Do đó, cần có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân để hộ tiếp tục đầu tư thâm canh sản xuất.

Dồn điền đổi thửa là công việc liên quan đến nhiều vấn đề, việc thực hiện quá trình này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, chi phí, song dồn điền đổi thửa là quy luật khách quan trong quá trình chuyển sang nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Do đó cần có sự phối hợp chỉđạo sát sao của các cơ quan Nhà nước để dồn điền đổi

thửa thật sự là cuộc cách mạng ruộng đất mang lại ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)