Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 58)

- Gió: Tốc độ gió trung bình cản ăm là 1,88 m/s, vào các tháng 7 10 thường có bão và kèm theo mưa Có thể nói Kiến Xương có tần suất xuất hiệ n bão khá cao,

a)Hệ thống giao thông

Được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh đầu tư cho huyện bằng nhiều nguồn vốn cùng với sự nỗ lực đóng góp công sức của nhân dân cơ sở hạ tầng của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt.

+ Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường Tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đường bộ chính của huyện:

- Tỉnh lộ 39B (458) chạy qua địa bàn của huyện dài 14 km, qua địa bàn Vũ Ninh, Vũ Quý, Bình Nguyên, Hòa Bình, Bình Thanh... Thị trấn Thanh Nê, An Bồi.

- Tỉnh lộ 222 (457) chạy qua địa bàn của huyện dài 27,95 km, qua địa bàn Hồng Tiến, Bình Thanh... Trà Giang.

- Đường xã và giao thông nông thôn: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao thông nông thôn trong các xã thực hiện được không nhiều.

+ Giao thông đường thủy: Huyện Kiến Xương có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với hệ thống sông ngòi bao quanh và xuyên tâm. Tuy nhiên so với 2 huyện láng giềng là Tiền Hải và Thái Thụy, Kiến Xương chưa có điều kiện phát triển vận tải đường thủy. Đường thủy qua ba sông: sông

Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang với tổng chiều dài qua huyện khoảng 50 km. Huyện có 12 bến đò - thuyền chở khách trong đó có 80% trang bị thuyền máy mini.

Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới Kiến Xương cần tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương đầu tư phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện. Ngoài việc chú trọng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường hiện có, cần phải dành ra một quỹ đất để xây dựng thêm một số tuyến đường mới đáp ứng cho sự phát triển đô thị. Đồng thời cũng phải dành ra một diện tích nhất định để phát triển hệ thống giao thông tĩnh như bến xe, bãi đỗ xe... Đây cũng sẽ là một áp lực đối với việc sử dụng đất của huyện trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 58)