- Muốn được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trong sử dụng đất Muốn được cấp GCNQSDĐ, tư vấn kỹ thuật và tạo thị tr ườ ng
3.5.2. xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác DĐĐT
Việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đã khắc phục đáng kể tình trạng phân tán manh mún ruộng đất nhằm đưa sản xuất nông nghiệp tiến dần sang sản xuất theo hướng hàng hoá, từ đó đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc sử dụng đất, đã tác động tích cực đến sản xuất của các hộ nông dân, tuy nhiên việc dồn đổi ruộng đất đã gặp không ít những khó khăn vướng mắc. Để giúp các địa phương thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể:
3.5.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chính là tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên việc thực hiện đã thực sự tạo ra hành lang pháp lý tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc dồn điền đổi thửa hay chưa? đã có khá nhiều văn bản thực hiện chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước về đất đai ..các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, về hạn điền, tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp,...đặc biệt là sự ra đời của Bộ Luật Đất Đai đã tạo điều kiện để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất. Trong số các văn bản nói trên có chỉ thị số 10 năm 1998 của thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tuyên truyền, vận động các chủ thể sử dụng đất, chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất đi đôi với đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và ngay mới đây là nghị quyết Trung ương V đề cập đến việc vận động nông dân dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý nào cụ thể chủ trương dồn điền đổi thửa kèm theo đó là những hướng dẫn cụ thể cho các tỉnh về nội dung, cách thức khắc phục tình trạng manh mún đất đai, mà là do nhận thức của các địa phương về những hạn chế của tình trạng manh mún đất đai sau khi thực hiện NghịĐịnh 64/CP về giao đất ổn định lâu dài cho cá nhân và tập thể sử dụng. Các địa phương đã chủđộng tổ chức triển khai công tác dồn điền đổi thửa, trong đó có tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh. Như vậy để quá trình này được thực hiện cần có sự nhất quán về chủ trương và phải được thể hiện bằng Nghị Quyết của cấp ủy, theo đó chủ trương này phải được thể hiện bằng kế hoạch, quyết định hoặc hướng dẫn
các tổ chức thực hiện. Tuy nhiên một vấn đề dặt ra là hành lang pháp lý do cơ quan nào ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn thực hiện hoặc phải do Chính phủ. Lý giải về vấn đề này đa số ý kiến đều cho rằng một khi có Nghị Quyết thì Đảng viên, cán bộ phải thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời họ phải tổ chức, động viên quần chúng nhân dân thực hiện. Kết quả khảo sát ở các địa phương đã triển khai công việc trên cho thấy, nếu hành lang pháp lý do cơ quan cấp tỉnh hoặc huyện ban hành thì khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn, một số ý kiến cho rằng địa phương tự đặt ra để làm phiền hà nên không muốn thực hiện hoặc tìm cách gây khó khăn cho quá trình thực hiện.
Như vậy ngoài Đảng và Nhà nước phải có chủ trương chính sách được thể hiện bằng các văn bản cụ thể và có hướng dẫn thực hiện, thì việc thực hiện dồn điền đổi thửa ở các địa phương phải có sự lãnh đạo tập trung của cấp uỷĐảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào công tác tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thấy được lợi ích cơ bản của công tác chuyển đổi ruộng đất đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân. Chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở xác định rõ mục tiêu cần đạt được của chuyển đổi, bám chắc mục tiêu đó để tổ chức thực hiện trên cơ sở có biện pháp cụ thể, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo xử lý nhanh gọn những phát sinh vướng mắc.
3.5.2.2. Giải pháp kỹ thuật
Quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng vì trên thực tế phần lớn các địa phương chỉ quy hoạch đến năm 2005 hoặc 2010. Nhiều địa phương có quy hoạch thì chỉ là sơ bộ thiếu chi tiết, chưa xác định được các quỹ đất sử dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn đất cho giao thông,xây dựng cơ bản, thủy lợi nội đồng... Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹđất công ích 5%... Các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của tỉnh, của nước nhiều khi nơi đã có quy hoạch đã tổ chức triển khai xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bằng công sức của dân và có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước,
thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đây là cơ sởđể tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất, tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu công tác quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo đó tạo lập vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Qua kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy cùng với việc quy hoạch vùng chuyên canh là chuyển đổi ruộng đất, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, kỹ thuật và lao động canh tác trong vùng, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, vốn và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ. Điều này rất dễ thấy ở nhiều vùng, trước chuyển đổi những mảnh ruộng xấu sản xuất bấp bênh thì sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa tạo ra những cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao như một số vùng chiêm trũng của Huyện sau khi dồn điền đổi thửa quy mô thửa lớn đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang thả cá và có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây lúa mà trước kia thường mất mùa hay năng suất thấp.
Quy hoạch một hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh tưới tiêu chủđộng, trên nguyên tắc là ruộng của từng chủ sử dụng đều có cống lấy nước vào ruộng, không để như tình trạng như trước khi dồn điền đổi thửa với nhiều ô thửa nhỏ khi lấy nước vào rất khó phải đi qua nhiều ô thửa vừa lãng phí mà lại không hiệu quả. Như vậy sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa kết hợp với kênh mương được thiết kế một cách hợp lý đã khắc phục được những hạn chế lãng phí đó. Nước là một yếu tố rất quan trọng, các cụ thường nói ''nhất nước, nhì phân''. Ngày nay khoa học hiện đại nhưng vai trò của nước không đổi, để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả lại là một vấn đề quan trọng, nó đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
- Bố trí thửa ruộng hợp lý đảm bảo yêu cầu giao thông thủy lợi, có thể thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất, từ chăm sóc đến thu hoạch.
dựng khu dân cư, nhằm xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thứ hai, là thực hiện dồn điền đổi thửa trên cơ sở quy hoạch kiến thiết đồng ruộng đã được xác định để bố trí, sắp xếp ruộng đất cho từng hộ sử dụng theo hướng: trước đây một hộ có nhiều thửa, diện tích thửa nhỏ, nhiều loại ở nhiều xứ đồng xa nhau. Nay bố trí một hộ chỉ dồn vào một hoặc hai thửa lớn, theo hướng này thì thửa ruộng của từng hộ cần bố trí như sau:
- Mỗi thửa ruộng đều phải có cống lấy nước vào ruộng chủ động, không để nước chảy tràn từ hộ này sang hộ kia.
- Mỗi thửa ruộng đủ lớn có thể thực hiện cơ giới hóa từ làm đất, chăm bón, thu hoạch, vận chuyển dễ dàng.
Như vậy để công tác quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thì phương án quy hoạch phải có tính khoa học, khả thi và đểđảm bảo được điều này cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng quy hoạch đó tổ chức thực hiện về phát triển kinh tế xã hội của địa phương làm cơ sở cho quy hoạch và thiết kế sử dụng đất chi tiết, dài hạn.
3.5.2.3. Giải pháp về tài chính
Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa trải qua nhiều bước, nó tuỳ thuộc vào cách làm ở từng địa phương, ở những nơi mà nông dân tự nguyện đổi cho nhau thì tiến trình thực hiện rất chậm. Để triển khai tốt công tác này thì phải có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và người dân, chính quyền đứng ra chỉ đạo kết hợp với sự tự nguyện tham gia của người dân thì công tác này sẽ nhanh chóng hơn. Trên thực tế thì các địa phương triển khai tốt đều phải tổ chức chặt chẽ từ thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện lãnh đạo các cấp, theo đó triển khai đến tận người dân còn phải qua nhiều bước: hội họp, xác đinh diện tích, đo đặc, lập bản đồ, hoàn thiện hồ sơđịa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tất cả các bước công việc đó đều phải đòi hỏi có một nguồn kinh phí cần thiết, qua thực tếở các địa phương thì trung bình mỗi xã đã chi phí hết 40-50 triệu đồng và đều thực hiện theo phưng pháp Nhà nước và nhân dân cùng làm.
nhân dân đóng góp gồm: kinh phí hội họp, kinh phí đo đạc, cắm mốc để chia cho từng hộ gia đình và xây dựng phương án cho từng hộ nông dân đóng góp theo đầu sào là từ 1,5-2 kg thóc. Đểđảm bảo tính khách quan trung thực sử dụng khoản kinh phí này thì mỗi trưởng thôn chịu trách nhiệm thu, điều hành toàn bộ kinh phí và cuối cùng phải thông qua hội nghị của thôn.
Bên cạnh đó là phần kinh phí của Nhà nước để thực hiện các việc sau: Lập bản đồ; Rà soát xây dựng quy hoạch sử dụng đất lâu dài; Hoàn thiện hồ sơđịa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân
Mặt khác khi chuyển lên sản xuất với quy mô lớn hơn thì hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn cho sản xuất, nhất là những vùng chuyển sang nuôi cá kết hợp. Việc đầu tư xây dựng các dự án nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mua các giống mới... đòi hỏi một lượng vốn lớn, trong khi đó lãi suất ngân hàng ngày một cao. Do vậy cần có sự hỗ trợ bước đầu của Nhà nước về kinh phí trong quá trình dồn diền đổi thửa cũng như các chương trình, chính sách về tín dụng phù hợp để thúc đẩy sản xuất phát triển.
3.5.2.4. Giải pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia
Dồn điền đổi thửa là một công việc khó khăn, phức tạp có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, triển khai, trong đó phải kể đến nhận thức của người dân, một đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, trình độ văn hóa chưa cao vì vậy để người dân nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu đúng chủ trương và chính sách của Đảng, thấy được ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa, để làm được điều này thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải hiểu và thông suốt trước sau đó vận động và tuyên truyền, giáo dục người dân. Ngoài ra chỉ ra cho người nông dân thấy hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ở một sốđịa phương thành công, để người dân làm theo, đây là một tâm lý chung của người nông dân. Như vậy công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng thấy được sự cản trở của tình trạng đất đai manh mún phân tán đất đai đối với sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó làm cho người dân hiểu và tự nguyện tích cực tham gia.
Để có thể vận động, giáo dục và tuyên truyền để người dân biết và làm theo thì trước hết phải tạo cho người dân có lòng tin, qua thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân cản trở gây mất lòng tin.
- Nhiều người dân không tin vào tiến trình dồn điền đổi thửa, do việc thực hiện nó chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ thực sự giữa những người sử dụng đất với nhau và giữa những người sử dụng đất với Nhà nước, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia tổ chức triển khai ở địa phương. Chủ trương trong Nghị định 64/CPlà rất đúng đắn, phù hợp với lòng dân nhưng khi thực hiện triển khai thì lại làm sai lệch, không đúng, làm mất lòng tin của người dân. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên ở một sốđịa phương tự ý giao cho mình, họ hàng, người thân ruộng tốt, ruộng gần. Ngoài ra một số cán bộ còn có hiện tượng con số sử dụng diện tích thực tế và trên sổ sách khác nhau, sử dụng đất tốt nhưng lại đóng thuếđất xấu. Như vậy tình trạng này đã và đang xảy ra ở một sốđịa phương trong Huyện, gây mất đoàn kết trong cộng đồng mà quan trọng hơn là mất đi lòng tin của người dân. Người làm cán bộ mà không công tâm mà lại tư hữu, thiên vị, thì người dân mất lòng tin là điều dễ nhận thấy. Như vậy đểđảm bảo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện đúng thì phải có sự kiểm tra đôn đôc, giám sát trong quá trình triển khai.
- Một số bộ phận hộ nông dân, do khi chia đất theo kiểu bốc phiếu, vì vậy đã nhận được những mảnh đất màu mỡ, tiện đường giao thông, thuận lợi cho sản xuất cũng không muốn dồn điền đổi thửa. Vì họ sợ sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa thì họ không có được mảnh đất có nhiều thuận lợi như trước nữa. Do vậy mà phải tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động người dân là rất quan trọng trong trường hợp này.
Để làm tốt công tác này thì phải tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết người sử dụng đất thấy được cái lợi nhiều mặt của chủ trương đúng đắn này, cần phải áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính thiết thực và phù hợp. Bên cạnh đó trong nội bộ của. Đảng phải thảo luận kỹ, từ chính quyền địa phương đến người dân về chủ trương, các bước tiến hành, nội dung phương pháp tiến hành, quy hoạch chi tiết và phương án dồn điền đổi thửa để mọi người dân hiểu và nắm vững đi đến thống nhất dưới sự
lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo