Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong mối quan hệ với nhau và mối quan hệ với xã hội. Đối với viên chức ở các ngành khác nhau đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù riêng:
Đối với viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phải tôn trọng truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”. Trò phải biết tôn sƣ “nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), thầy phải biết trọng đạo, phải biết quý học trò của mình. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng ngƣời đòi hỏi viên chức nhà nƣớc làm việc trong lĩnh vực giáo dục phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Không đƣợc lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, kích động, phá hoại, tuyên truyền mê tín dị đoan.v.v
Đối với viên chức làm việc trong lĩnh vực sự nghiệp y tế, hành nghề y dƣợc có đạo đức nghề nghiệp riêng. Họ luôn đƣợc xã hội đề cao bởi tinh thần “lƣơng y nhƣ từ mẫu”. Do đó, việc khám chữa bệnh và cấp thuốc điều trị liên quan trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, đòi hỏi phải cẩn trọng, chính xác, không đƣợc phép có sai sót. Cần đề cao đạo đức nghề nghiệp trong các hoạt động khám, chữa bệnh và cấp thuốc điều trị, phải tuân thủ các nguyên tắc trong việc khám chữa bệnh và cấp thuốc phải công bằng, bình đẳng, không kỳ thị, phân
85 biệt đối xử đối với ngƣời bệnh, tôn trọng ngƣời bệnh, giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe, đời tƣ ghi trong hồ sơ, bệnh án. Thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp đối với ngành y là rất quan trọng, đây là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, viên chức ngành y tế.
Đối với viên chức làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học điển hình là các viên chức tại Viện KHTCNN phải biết kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, đóng góp tích cực vào kho tàng khoa học của nhân loại và thế giới. Làm khoa học là để cải tạo cái sẵn có mà chƣa hoàn thiện. Do đó, viên chức làm việc trong lĩnh vực khoa học phải tuân thủ nguyên tắc “trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm” về các kết quả nghiên cứu của mình. Các viên chức có quyền tham gia phát triển sự nghiệp khoa học, công nghệ của đất nƣớc, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN. Đạo đức nghề nghiệp của viên chức làm khoa học công nghệ thể hiện cụ thể ở chỗ không đƣợc lợi dụng hoạt động KH&CN để chống phá lại các chính sách, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc, không đƣợc lợi dụng khoa học để xâm phạm tới lợi ích của nhà nƣớc, của tổ chức hay bất kỳ một cá nhân khác, không đƣợc phép “xâm phạm quyền sợ hữu trí tuệ”, “đạo văn”, chiếm đoạt, chuyển nhƣợng bất hợp pháp các kết quả nghiên cứu KH&CN, tiết lộ những kết quả KH&CN thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc.
Qua những ví dụ trên cho thấy, đối với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sự nghiệp công có đạo đức nghề nghiệp riêng. Viên chức làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề nào cần có các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp riêng của lĩnh vực, ngành nghề ấy. Đây là một tiêu chí thiết yếu phục vụ công tác đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực của tổ chức hàng năm.
STT Tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc Thang điểm
1 Thái độ chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của nhà nƣớc
Tốt 10
Khá 5
86 2 Thái độ chấp hành nội quy, quy định của
cơ quan, đơn vị
Tốt 10 Khá 5 Kém 0 3 Ý thức xây dựng tập thể Tốt 10 Khá 5 Kém 0 4 Đạo đức nghề nghiệp Tốt 10 Khá 5 Kém 0
Bảng 3.5: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc