Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Vì viên chức sự nghiệp làm trong các tổ chức KH&CN công lập vẫn còn mang đặc thù của cơ quan nhà nƣớc, do đó, kỹ năng nghề nghiệp bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể nhƣ kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập dự án, kỹ năng lập kế hoạch.v.v. Đây là sản phẩm của quá trình tƣ duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, va chạm công việc thực tế.
Ngoài bản phân tích công việc giúp nhà quản lý đánh giá kết quả công việc hoàn thành của từng ngƣời thì kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng viên chức sự nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ đặc biệt tại các tổ chức KH&CN hoạt động theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm vì với mô hình tự chủ mà nguồn nhân lực KH&CN không đảm bảo kỹ năng làm việc sẽ không mang lại hiệu quả công việc, từ đó ảnh hƣởng tới công việc chung của đơn vị. Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi viên chức và có những kỹ năng không thể thiếu với một nhóm viên chức nhất định phụ thuộc vào tính chất công việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác định việc đánh giá chính xác và những nội dung cần đào tạo, bồi dƣỡng đối với các nhóm khác nhau đó. Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hƣớng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối với viên chức có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm kỹ năng đối với các nhà quản lý: Kỹ năng về phân tích, đề xuất ban hành, thực hiện và kiểm tra các công việc đối với cấp dƣới. Kỹ năng ra các quyết định quản lý nhƣ kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin. Kỹ năng triển khai quyết định quản lý, kỹ năng điều phối công việc đối với nhân viên của mình sao cho đúng ngƣời, đúng việc.
Nhóm kỹ năng đối với các viên chức làm công tác nghiên cứu, chuyên môn,: Cần quan tâm tới kỹ năng quan hệ, giao tiếp nhƣ kỹ năng làm việc nhóm,
81 kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tác nghiệp cá nhân nhƣ kỹ năng viết báo cáo, xây dựng kế hoạch, kỹ năng lập dự án, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình.
Tất cả các kỹ năng nêu trên đều chịu ảnh hƣởng quan trọng của chình độ chuyên môn, khả năng tự thân và kinh nghiệm công tác của viên chức. Đối với các viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thì càng cần phải phát huy nhiều hơn những kỹ năng này trong thực thi các công việc của mình. Đây là một nội dung phức tạp trong quá trình đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực bởi dễ nhầm lẫn với trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, khi đánh giá theo tiêu chí này cần xác định các kỹ năng tốt phục vụ cho hoạt động, kỹ năng chƣa tốt, chƣa đáp ứng yêu cầu; các kỹ năng cần thiết mà viên chức chƣa có và cần đƣợc tu dƣỡng, đào tạo.
STT Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp Thang điểm
1 Kỹ năng quản lý công việc Tốt 10 Khá 7 Trung bình 3 Kém 0 2 Kỹ năng làm việc theo nhóm Tốt 10 Khá 7 Trung bình 3 Kém 0 3 Kỹ năng làm việc độc lập Tốt 10 Khá 7 Trung bình 3 Kém 0
Bảng 3.3: Khung điểm tiêu chí đánh giá theo kỹ năng nghề nghiệp