Chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 29)

Chất lƣợng nói chung và chất lƣợng nhân lực KH&CN nói riêng là những thuật ngữ, khái niệm cơ bản đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn lựa chọn các tiếp cận theo quan điểm đánh giá chất lƣợng: chất lƣợng nhân lực KH&CN đƣợc coi là sự đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong một tổ chức.

Theo quan điểm triết học, chất lƣợng hay sự biến đổi về chất là kết quả của quá trình tích lũy về lƣợng (quá trình tích tũy kiến thức, nâng cao hiểu biết về chuyên ngành làm việc, nâng cao chất lƣợng công việc) tạo lên những bƣớc nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tƣợng. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố về nguyên vật liệu chế tạo, quy trình và công nghệ sản xuất, đặc tính về sử dụng kể cả về thƣơng hiệu, mẫu mã, thị hiếu….Các đặc tính chất lƣợng có thể đƣợc thể hiện tƣờng minh qua các chỉ số kỹ thuật- mỹ thuật của sản phẩm và có thể so sánh rõ ràng với các sản phẩm khác cùng loại và đƣơng nhiên chúng có các giá trị, giá cả khác nhau. Trong lĩnh vực quản lý nhân sự thì sản phẩm của quá trình quản lý nhân sự chính là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu về công việc, khi phân công vào từng vị trí cụ thể với các công việc cụ thể thì kết quả của việc sử dụng

30 nhân lực đúng chính là các công việc đƣợc hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lƣợng và có thể vƣợt trội cả về thời gian và chất lƣợng của công việc đó.

Quan điểm về chất lƣợng nhân lực KH&CN không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành có chất lƣợng các công việc đƣợc giao mà nó còn thể hiện ở tính ứng dụng đối với sản phẩm và tính sáng tạo trong các nghiên cứu khoa học phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng chất lƣợng nhân lực KH&CN trƣớc hết phải là kết quả của công việc đƣợc giao đối với từng ngƣời đƣợc thể hiện bởi sự đánh giá của ngƣời trực tiếp giao công việc. Quá trình thích ứng với môi trƣờng làm việc, vị trí việc làm không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng làm việc mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ chế độ, chính sách, quản lý, sử dụng và bố trí công việc của thủ trƣởng đơn vị sử dụng nhân lực

Mục tiêu công việc ================> Chất lƣợng công việc

Năng lực thực thi công việc

Năng lực thích ứng với môi trƣơng làm việc

Năng lực phát triển

Kiến thức

Thái độ

Kỹ năng

Quan hệ giữa mục tiêu và chất lƣợng

Thế giới hôm nay thay đổi hàng ngày do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về chất lƣợng bởi vì chất lƣợng chính là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất. Chất lƣợng là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, chất lƣợng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, chất lƣợng không có điểm dừng và luôn là cái đích để chúng ta hƣớng tới cho nên mọi tổ chức luôn luôn đổi mới, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao trình độ và chất lƣợng nguồn nhân lực là yêu cầu đòi hỏi tự thân của mọi tổ chức để tự khẳng định mình.

31 Trong số các hình thức đổi mới để nâng cao chất lƣợng của tổ chức thì việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là quan trọng nhất vì đây là một yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của tổ chức. Đối với các tổ chức KH&CN, thì việc nâng cao chất lƣợng nhân lực KH&CN cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lƣợng của tổ chức đó. Thành công hay thất bại của bất kỳ tổ chức nào đều do con ngƣời có kiến thức, tình cảm và kỹ năng hay không. Nếu con ngƣời có kiến thức thì sẽ nắm bắt đƣợc quy luật tất yếu khách quan để điều chỉnh cuộc sống theo quỹ đạo chung đó. Có nhà hiền triết đã nói, nội dung là: “Tai họa lớn nhất đối với một dân tộc, một đất nƣớc không phải là thiên tai, dù là khủng khiếp, mà là sự ngu dốt của ngƣời lãnh đạo”. Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một việc làm hoàn toàn chính đáng và có cơ sở.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 29)