Giải quyết mâu thuẫn giữa viễn cảnh và hiện trạng của người nông dân sau khi trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 112)

nước ngoài

Để giải quyết mâu thuẫn giữa viễn cảnh và hiện trang của người nông dân sau khi trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết, tỉnh Nam Định đề ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh.

Theo đó, trước hết Nam Định cần lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo định hướng “sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai”. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, xử lý rác nước thải và rác thải; chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển (R&D),... Giai đoạn 2020 -2030 và tầm nhìn 2030-2050 sẽ điều chỉnh nâng dần tỷ trọng vốn FDI trong ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận...

Thứ ba, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo

nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường....

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện;

Thứ sáu, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục phối hợp với Chính phủ đưa ra một số chính sách cụ thể để bảo vệ quyền lợi người công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tiểu kết chương 3

Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định hiện nay là việc làm cần thiết đối với tỉnh Na Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song, việc xây dựng đội

ngũ công nhân trong doanh nghiệp FDI đạt đến mức độ nào lại phụ thuộc vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh cũng như việc xây dựng hệ thống nhóm giải pháp đúng đắn, đồng bộ và khả thi hay không nhằm thu hút một lượng lớn nông dân của tỉnh vào các doanh nghiệp này, khơi dậy và phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng trí tuệ của đội ngũ công nhân này.

Các nhóm giải pháp trên được xây dựng trước hết từ việc nhận thức rõ vai trò, đặc điểm cũng như thực trạng đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp FDI tỉnh Nam Định hiện nay, trên cơ sở quán triết những phương hướng, những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Các nhóm giải pháp nêu trên chỉ có tính độc lập tương đối. Trên thực tế, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, muốn xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định hiện nay phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các nhóm giải pháp.

KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm mở cửa hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài, đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp FDI tỉnh Nam Định đã ra đời và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc nghiên cứu quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, biểu hiện ở những mặt sau:

Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của số lượng lớn nông dân trong tỉnh. Tình trạng không có việc làm ổn định, bỏ việc, nhảy việc của công nhân vẫn xảy ra thường xuyên.

Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề còn nhiều bất cập, trình độ nhận thức chính trị, giác ngộ vào giai cấp công nhân còn yếu; tác phong công nghiệp và sự hiểu biết về pháp luật, nhất là Luật lao động còn nhiều hạn chế.

Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động còn yếu, chưa nói lên được tiếng nói của công nhân trong các doanh nghiệp.

Quan hệ chủ - thợ còn xảy ra tình trạng tranh chấp dẫn đến đình công ở một số doanh nghiệp.

Nam Định là một tỉnh phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ với thành phố Nam Định được quy hoạch xây dựng trở Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Trong những năm tới, Nam Định vẫn là điểm hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài với chính sách mở cửa phát triển của tỉnh.

Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nông dân gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định là yêu cầu bức thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Để khắc phục được những hạn chế, nâng cao lợi thế của tỉnh nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc nâng cao đời sống

người dân, tỉnh cần phải tiến hành đồng bộ về nhận thức chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh. Trong đó, trước hết cần có sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, cần phải có sự đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất cũng như về tinh thần cho đội ngũ công nhân.

Bản thân đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Nam Định cũng phải phát triển những năng lực tự thân của mình, phải nỗ lực vươn lên, ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao chất lượng về chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trình độ học vấn, tay nghề, tác phong công nghiệp.

Bên cạnh đó, việc giáo dục, đào tạo nghề thông qua việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp của tỉnh và của trung ương là một trong các giải pháp chủ yếu nhằm từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Nam Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 112)