Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Nam Định và sự phát triển các doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 52)

Cơ cấu kinh tế Nam Định dần chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định tại Đại hội đại biểu lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2010 - 2015), năm 2010, trong tổng GDP, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 18,4%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 79%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,6%; ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm gần 70%, nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 31,9% năm 2005 xuống còn 29,5%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 31,1% lên 36,5%. Lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 73,8% xuống còn 66,1%. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 15,7% tăng lên 19,1%.

Chuyển dịch cơ cấu ngành

Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%. Trong đó, công nghiệp Trung ương tăng 4,7%, công nghiệp địa phương tăng 23,2%. Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 41,7%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và quản lý, mở rộng thị trường. Đã có một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh có uy tín và khả năng cạnh tranh trong nước.

Lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 180.200 người, chiếm 19,1% lao động trong độ tuổi. Từ năm 2005 đến 2010 đã tăng thêm 19.000 lao động công nghiệp, trong đó có trên 10.000 từ lao động nông nghiệp chuyển sang. Công tác

vốn hỗ trợ 14,3 tỷ đồng, tập trung vào đào tạo nghề, truyền nghề mới, trình diễn kỹ thuật, xúc tiến thương mại… Tổng số lao động được đào tạo qua chương trình khuyến công trên 20.000 người.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng:

Vùng kinh tế biển: Toàn tỉnh hiện có 4 cụm công nghiệp và khu công nghiệp tàu thủy. Sản xuất thủy sản tăng trưởng khá cả về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất giống, đáp ứng 70% nhu cầu về giống, đưa vào sử dụng cảng cá và neo đậu tàu thuyền Ninh Cơ. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư hạ tầng và cơ sở kinh doanh du lịch tại các khu du lịch biển Quất Lam, Thịnh Long và vườn Quốc gia Xuân Thủy, bước đầu hình thành một số tua du lịch ven biển. Vùng kinh tế biển chiếm 21,5% GDP toàn tỉnh và 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Vùng sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung thâm canh cây lương thực, phát triển cây vụ đông, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã có bước phát triển mạnh, mở mang nhiều ngành nghề, sản phẩm mới. Toàn vùng có 14 cụm công nghiệp với tổng diện tích 153,6ha đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào sản xuất, thu hút nhiều lao động nông thôn. Vùng kinh tế nông nghiệp chiếm 35,1%GDP toàn tỉnh và 36,6% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định được đầu tư phát triển theo Quyết định 109 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Thành Phố Nam Định trở thành Trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng và Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Công nghiệp trong vùng phát triển nhanh với sự thu hút đầu tư vào 2 khu công nghiệp Hòa Xá, Mỹ Trung và cụm công nghiệp An Xá, đóng vai trò đầu tàu kích thích và tạo điều kiện cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở các huyện phát triển. Hoạt đọng dịch vụ tương đối đa dạng, từng bước mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng theo hướng trung tâm vùng trong

một số lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao… Cơ sở hạ tầng đô thị tiếp tục được đầu tư. Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định chiếm 43,4%GDP, 54% giá trị sản xuất công nghiệp và 61% giá trị dịch vụ.

Với chính sách mở cửa của nhà nước, Nam Định đề ra các chính sách, biện pháp thu hút đầu tư vào tỉnh. Sự ra đời của khu công nghiệp Hòa Xá năm 2001, năm 2002, chỉ sau 1 năm Nam Định đã có 6 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 9,7 triê ̣u USD . Đến năm 2012, toàn tỉnh đã thu hút được 20 dự án đầu tư nước ngoài là 216,66 triê ̣u USD, chiếm 32,37% tổng số vốn đăng ký hiê ̣n ta ̣i ở khu công nghiệp. Số lao động đăng ký của nhóm doanh nghiê ̣p FDI là hơn 24,5 nghìn lao đô ̣ng , diê ̣n tích đất sử dụng 96,97ha, chiếm 33,47% tổng diê ̣n tích đất các doanh nghiê ̣p đã thuê trong các khu công nghi ệp. Sự ra đời của các doanh nghiệp FDI đã đóng góp 2,6% GDP vào ngân sách của tỉnh, giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng cao với bình quân hàng năm là 41,7%.

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 52)