Giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi của các doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với chính sách đãi ngộ người công nhân của họ

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 93)

tư trực tiếp nước ngoài với chính sách đãi ngộ người công nhân của họ

* Giải pháp nâng cao đời sống vật chất cho người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất, Nhà nước sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến cải thiện chế độ lao động, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân nói chung, công nhân ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Qua đó, các cơ quan chức năng của tỉnh cần có các biện pháp tích cực để cụ thể hóa Nghị quyết 20/NQ- TW về “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” thành đề án, chương trình cụ thể và sớm triển khai thực hiện với các giải pháp tích cực, có tính khả thi cao, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách hiện nay như đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng trạm xá, nhà trẻ, xây dựng nhà ở, chỗ ở, nơi ăn, bữa ăn, khu sinh hoạt văn hóa thể thao, và xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung đông lao động.

Tăng cường hiệu lực của pháp luật bằng cách nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra chấp hành chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân và người lao động. Phải có chế tài mạnh, kiên quyết xử lý các hành vi cố tình vi phạm pháp luật, chậm khắc phục sau thanh tra, kiểm tra đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Nhà nước cần đầu tư thích đáng nguồn kinh phí và quy định bắt buộc doanh nghiệp hàng năm phải dành một lượng thời gian nhất định để tuyên truyền pháp luật

đến tận người lao động trong doanh nghiệp, trước tiên cần tuyên truyền những luật có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, để người lao động hiểu biết, ý thức chấp hành tốt pháp luật và tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại.

Thứ hai, tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động thực tế của các tổ chức đoàn thể trong các khu công nghiệp. Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở các doanh nghiệp, nơi nào chưa có tổ chức đảng thì đảng bộ khu công nghiệp cần sát sao hơn với công đoàn cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời - coi đây là việc làm cơ bản và cấp bách. Đổi mới các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở, ngoài nhiệm vụ chính giáo dục, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động cần tích cực tham gia xây dựng pháp luật, chính sách; đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công nhân, chủ doanh nghiệp.

Công đoàn cấp trên cơ sở phải tập trung đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp về kỹ năng, phương pháp hoạt động công tác công đoàn, dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời xây dựng nhiều công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả đi vào thực chất, có tác động thiết thực đến chăm lo đời sống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống cho người lao động, tổ chức các hoạt động thăm hỏi và trợ cấp gia đình công nhân khi ốm đau, hoạn nạn hoặc có hoàn cảnh khó khăn, rủi ro xảy ra.

Để thực hiện vai trò của mình đối với việc chăm lo đời sống, việc làm của người lao động trong các các khu công nghiệp tỉnh, trước hết các cấp công đoàn trong khu công nghiệp tỉnh tập trung tích cực thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật lao động; thực hiện và giải quyết chế độ, chính sách; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động. Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cần phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh tăng cường tham gia,

động như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn, Bảo hộ lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện Thỏa ước lao động tập thể,…

Bên cạnh đó, Công đoàn các khu công nghiệp kịp thời phản ánh những bất cập về thực hiện chế độ chính sách đến cơ quan chức năng. Tham gia trực tiếp với người sử dụng lao động cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện trang bị phương tiện bảo hộ lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, chế độ khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh nghề nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị thương thảo và ký kết thoả ước lao động tập thể, đảm bảo các quyền lợi cho người lao động được nâng cao và được thực thi… Ngoài ra, Công đoàn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các buổi sinh hoạt chung như Hội diễn, hội thao, hội thi và các trò chơi “Game Show”… để không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho người lao động.

Thứ ba, về phía doanh nghiệp, tiếp tục đề cao, thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. Nâng tối đa định mức chi (từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp) trợ cấp cho công nhân, nhất là các đối tượng có hoàn cảnh nghèo khó, ốm đau. Đưa chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, phát triển nguồn nhân lực (đào tạo nghề, nâng cao sức khỏe công nhân) vào kế hoạch phát triển của mình. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động cho công nhân ngay từ khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và cho công nhân mới tuyển dụng. Khi xảy ra tranh chấp lao động, chủ doanh nghiệp phải chủ động, thiện chí bàn bạc với ban chấp hành công đoàn cơ sở để tổ chức thương lượng, thỏa thuận giữa các bên.

Chủ doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức trong việc thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước, phải coi việc chăm lo đời sống cho người lao

động vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mình và đó cũng là chăm lo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tổ chức Công đoàn cùng lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm chăm lo đối với người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ người lao động học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sau thời gian lao động, tổ chức cho người lao động đi tham quan, du lịch… để họ yên tâm gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển ổn định.

Thứ tư, bản thân công nhân chủ động học tập nâng cao nhận thức, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động. Học tập nghiêm túc nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể để thực hiện tốt các quy định trong doanh nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân cũng như đồng nghiệp. Đổi mới nhận thức về lập nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp. Thông qua tổ chức công đoàn cơ sở, có ý kiến đóng góp cùng tham gia xây dựng doanh nghiệp phát triển.

* Đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ để tạo môi trường, điều kiện cho sự phát triển đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò vô cùng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”, khi mà công nghệ đang trở thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất… tức là nói đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học. Có thể

Công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định là lực lượng lao động trực tiếp gắn bó với nền sản xuất công nghiệp, với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Phát triển nền công nghiệp hiện đại với ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào sản xuất là nhân tố không thể thiếu để tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại cho đỗi ngũ công nhân Nam Định phát triển về mọi mặt. Bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất sẽ là chìa khóa trong cạnh tranh kinh tế nhằm vươn lên tạo chỗ đứng và thế mạnh cho sự phân công lao động xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất sẽ có kết quả là tạo ra những sản phẩm mới, những phương pháp công nghệ hiện đại, những công cụ ao động có năng suất cao, đồng thời qua đó sẽ làm cho số lượng công nhân lao động giản đơn có xu hướng ngày càng giảm, công nhân có trình độ ngày càng tăng lên. Để đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, cần phải tiến hành một số biện phát sau:

Tỉnh Nam Định cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất.

Tăng cường công tác quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm khuyến khích các dự án đầu tư trong và ngoài nước và tỉnh nhà.

Lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ nhằm đổi mới thiết bị và công nghệ. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu về khoa học, công nghệ.

Tỉnh cần sửa đổi và hoàn thiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, đổi mới kỹ thuật, đổi mới sản phẩm. Bên cạnh đó cũng cần có chế tài sử phạt đối với doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường…

Bên cạnh đó, người lao động - lực lượng sản xuất hàng đầu - không những được nâng cao trình độ văn hóa và khoa học - công nghệ mà còn phải được trang bị cả cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến. Họ vừa là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa là người tạo ra sự phát triển đó. Để tạo ra một lực lượng sản xuất tiến bộ, việc phát huy vai trò nhân tố con người, đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm tất yếu. Giáo dục và đào tạo càng trở nên quan trọng hơn trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Để có được lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng doanh nghiệp cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc.

3.2.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa sự tăng lên nhanh chóng về số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự bất

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 93)