nước ngoài ở nước ta trong những năm gần đây
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ đóng góp không nhỏ vào GDP, mà doanh nghiệp FDI còn góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong cả nước. Bảng 1.1. Năm Tổng số lao động đang làm việc (Nghìn người) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(Nghìn người)
Cơ cấu lao động trong nền kinh tế (%) Tăng so với năm trước (%) 2003 40573.8 775.7 1.91 23 2004 41586.3 952.6 2.29 23 2005 42526.9 1132.8 2.66 19 2006 43338.9 1333.0 3.08 18 2007 44171.9 1539.6 3.49 15
Nguồn: Tổng cục thống kê, Số lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.
Qua bảng trên ta thấy, khu vực có vốn đầu tư FDI đóng góp một phần không nhỏ trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Cơ cấu số lao động làm
việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI ngày càng tăng so với tổng số lao đông đang làm việc trên cả nước.
Ở những địa phương có nhiều dự án đầu tư FDI, các doanh nghiệp này là yếu tố làm thay đổi đáng kể thị trường lao động. Doanh nghiệp FDI đã thu hút một số lượng lớn lao động, cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn, không chỉ lao động ở khu vực thành thị mà cả lao động từ nông thôn; đã làm cho mối quan hệ cung - cầu về lao động chuyển từ cung lớn hơn cầu, sang ngang bằng, thậm chí cầu lớn hơn cung. Các doanh nghiệp đã cố gắng nâng thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động để giữ chân nhưng do đời sống khó khăn, cùng với đó, nhiều khu công nghiệp mới ra đời ở miền Bắc, miền Trung đã thu hút không ít lao động ngoại tỉnh về quê.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tạo ra sự canh tranh trên thị trường lao động (nhưng đồng thời cũng đồng nghĩa với việc sử dụng lao động với cường độ cao hơn), thu hút chất xám từ khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy lực lượng lao động trẻ đào tạo một cách tích cực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư FDI đã tạo ra tác phong công nghiệp, lao động có kỷ luật cho người lao động Việt Nam vốn có tỉnh lao động “tiểu nông”. Xuất phát từ nhu cầu tận dụng ưu thế lao động (chủ yếu là lao động có kỹ năng thấp số lương nhiều và tiền công rẻ) và giải tỏa áp lực thất nghiệp, là mặt tích cực của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ lao động ở nước ta.
* Đối với vấn đề giải quyết việc làm trực tiếp:
Lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng lên hàng năm:
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ tăng trưởng lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI
Trong thời kỳ đầu đổi mới đất nước, doanh nghiệp liên doanh là loại hình sử dụng nhiều lao động nhất, tiếp đến là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và sau cùng là hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ cấu lao động trong các hình thức đầu tư đã thay đổi cơ bản, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp liên doanh không còn chiếm tỷ lệ cao như thời gian trước đây, thay vào đó là tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tuy số lượng lao động làm việc ngày một tăng nhưng chất lượng của lao động Việt Nam còn rất thấp. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI chỉ có 40% đã qua đào tạo (từ dạy nghề trở lên), còn lại là lao động phổ thông. Số lao động nữ làm viêc trong các doanh nghiêp FDI chiếm 62%, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghệ nhẹ. Bên cạnh việc thu hút lao động trực tiếp, các doanh nghiệp FDI cũng giải quyết
lao động. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng phát triển theo. Việc hình thành thêm các doanh nghiệp vệ tinh này sẽ nảy sinh thêm nhu cầu tuyển dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Điều tra 10 doanh nghiệp FDI đặc trưng cho một số ngành như lắp ráp, dệt may, dịch vụ, chế biến nông sản… bao gồm các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn FDI cho thấy, cứ 10 doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực này thì có 213 nhà cung cấp và làm đại lý tiêu thụ sản phẩm trực tiếp cho doanh nghiệp đó. Tổng số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI là 4.688 người và số lao động gián tiếp của nhà cung cấp và đại lý là 43.286 lao động, gấp 9,2 lần số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI.
Phần lớn các doanh nghiệp FDI bên cạnh thu hút và sử dụng lao động trực tiếp thì số việc làm gián tiếp do khu vực này tạo ra cao gấp nhiều lần. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, nông nghiệp và công nghiệp thường có việc làm gián tiếp trên việc làm trực tiếp cao nhất.