Giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công nghiệp hóa hiện đại hóa với những hạn chế của tư tưởng tiểu nông

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 88)

đại hóa với những hạn chế của tư tưởng tiểu nông

* Đẩy mạnh và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Nam Định

Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những điểm mấu chốt của lực lượng sản xuất. Vấn đề đào tạo nghề cho công nhân đang là một nhiệm vụ cấp bách được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư với những chiến lược quốc gia trước mắt và lâu dài. Nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng đang sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu về số lượng, nhưng chất lượng lại chưa cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn thấp. Nhất là đối với các địa phương xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, lao động nông thôn đông như tỉnh ta, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển nền kinh tế, giải quyết lao động dư thừa nông nhàn càng đặt ra cấp bách. Những số liệu phân tích

cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chung tay giải quyết. Từng cấp, từng ngành, từng địa phương và mỗi gia đình, bản thân công nhân phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm về việc học, trang bị nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Để làm được điều đó, các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức chính trị, trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho công nhân của tỉnh nói chung và công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng.

Để thực hiện hiệu quả của Nghị quyết số 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “ Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Tổ chức công đoàn tỉnh xây dựng và triển khai chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức thực hiện nhằm thiết thực xây dựng giai cấp công nhân Nam Định tiếp cận với công nghệ hiện đại để phục vụ cho doanh nghiệp phát triển ngày càng vững mạnh.

Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định cần phải tập trung củng cố, đầu tư nâng cấp, mở rộng các trường Trung tâm đào tạo như: Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghiệp Nam Định, Trường cao đẳng nghề Nam Định, Trường Cao đẳng nghề số 20 - BQP, Trường trung cấp nghề giao thông vận tải Nam Định… nhằm làm đầu mối phối hợp và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và xây dựng giai cấp công nhân của tỉnh. Xây dựng mô hình liên kết “Nhà trường với doanh nghiệp” đảm bảo nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Đào tạo gắn liền với thực tiễn”…, thể hiện trên các mặt: trường tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm theo nhu cầu của doanh nghiệp; doanh nghiệp hỗ trợ học bổng, nhận học sinh của trường vào thực tập nghề hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp. Dạy nghề ngay tại doanh nghiệp làm tăng sự gắn kết của mô hình “Nhà trường - doanh nghiê ̣p ”.

Chủ động thực hiện việc “đào tạo gắn với việc làm và nhu cầu doanh nghiê ̣p”. Tăng cường công tác tư vấn , giới thiê ̣u viê ̣c làm cho nông dân bị thu hồi

đất sản xuất. Nhân rộng các loại hình tự học có hướng dẫn, tự tổ chức đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CNVC-LĐ củng cố kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của công nhân lao động đã từng bước được, tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại. Với mục tiêu dạy nghề gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề của tỉnh cần phải nỗ lực, đổi mới trong công tác đào tạo, đồng thời tiếp cận tiếp cận với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp.

Sử dụng phương châm “Không ngừng sáng tạo, đổi mới giáo dục đào tạo hiệu quả vì chất lượng cuộc sống nghề nghiệp tương lai của người học nghề”, các trường đào tạo nghề trong địa bàn tỉnh cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; mở rộng các ngành nghề đào tạo, luôn cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình phát triển đội ngũ giáo viên; đào tạo có sự tham gia sâu của các doanh nghiệp có uy tín, phát triển hệ thống thông tin thư viện, hoàn thiện chính sách đối với giáo viên và học viên; tăng cường giáo dục học sinh, sinh viên về nghề nghiệp và văn hóa ứng xử, tổ chức tốt công tác hỗ trợ học viên sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVC-LĐ, Liên đoàn lao động tỉnh Nam Định phối hợp với Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp định kỳ tổ chức Hội thi tay nghề, nâng bậc thợ; thực hiện chính sách khuyến khích công nhân lao động học tập nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.

* Tăng cường công tác giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật, kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp cho đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Nam Định

Một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiểu biết

chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế được hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi… trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân. Liên tục trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24-02-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012” ra đời, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân đã được các cơ quan chức năng từ Trung ương tới cơ sở đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Xuất phát từ thực tế đó, da dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho công nhân là rất cần thiết. Để làm tốt việc này, trước hết chính quyền các địa phương cần thường xuyên phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với công nhân. Tăng cường kiến thức pháp luật cho công nhân chính là tăng cường thêm các giải pháp hiệu quả để hạn chế những mâu thuẫn giữa công nhân với người sử dụng lao động, giảm được tình trạng tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật, phát hiện các hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan chức năng xử lý kịp thời… Tuy nhiên, để biện pháp tuyên truyền và phổ biến pháp luật sao cho phù hợp, thiết thực đối với mỗi công nhân, cần có những nghiên cứu xã hội học và tâm lý học về công nhân. Như thế sẽ phân loại đối tượng công nhân và đưa ra biện pháp tuyên truyền phù hợp cho mỗi nhóm, đối tượng đó. Bởi, xét về tâm lý học, xã hội học, mỗi nhóm công nhân ngoài những đặc thù giống với đặc thù của học sinh, thanh niên (giới trẻ nói chung), còn có những đặc thù riêng. Công nhân mới từ nông thôn ra, vừa bắt đầu đi làm có mối quan tâm riêng, có tâm lý riêng, có

những vấp váp riêng và sở thích riêng. Công nhân vừa kết hôn lại có những mối quan tâm khác. Công nhân đã đi làm được một số năm lại có những vấn đề của mình. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần có sự lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên. Nhóm công nhân nào cần ưu tiên trang bị những kiến thức nào trước. Nếu phổ biến đồng loạt hoặc tuyên truyền liên tục quá nhiều kiến thức thì công nhân khó mà hấp thụ. Họ sẽ cảm thấy xa vời, “chắc gì mình đã cần”. Đặc điểm chung của công nhân là làm việc nặng nhọc, phải làm tăng ca, thêm giờ, do đó hầu như không có thời gian rảnh rỗi. Sau giờ làm việc quá mệt mỏi, cộng thêm trình độ văn hóa hạn chế, tất nhiên, họ ngại đọc (nhất là đọc sách), ngại nghe những gì dài dòng, khô khan (kiểu nghe báo cáo) chưa kể đến những thuật ngữ rắc rối. Nếu có đọc hay nghe thì họ cũng sẽ chẳng hiểu được là bao và sẽ quên rất nhanh nếu chưa thấy sát sườn. Do đó, hình thức tuyên truyền cần ngắn gọn đến tối đa, cách diễn đạt phải thật đơn giản và liều lượng kiến thức phải dần dần từng ít một. Nội dung tuyên truyền cần được lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên, cái gì cần thiết nhất cho nhóm đối tượng nào trước hết thì phổ biến trước, cái gì chưa cần ngay thì từ từ.

Về phía công nhân, ngoài việc tìm hiểu pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, trong những điều kiện cần thiết nên đến Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh để được tư vấn, hướng dẫn những quyền lợi hợp pháp của mình mà pháp luật quy định. Đồng thời, Nhà nước cần phải bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm những quy định pháp luật về lao động.

Bên cạnh đó, luật pháp và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI cũng cần thay đổi, hoàn thiện theo hướng quy định trách nhiệm của chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động giản đơn phải bố trí thời gian và điều kiện để mỗi công nhân có thể vừa học vừa làm, nâng cao dần trình độ nhận thức, nhất là nhận thức pháp luật. Thực hiện điều này cũng

đúng dẫn đến xung đột, hành động tự phát, tùy tiện, thậm chí manh động của công nhân giản đơn. Qua đó, doanh nghiệp cũng đỡ thiệt hại; Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng không phải chi phí giải quyết, đồng thời, công nhân cũng yên tâm làm việc và có thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)