Một số nhân tố xã hội khác

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 45)

* Một bộ phận thanh niên nông thôn muốn có cuộc sống đô thị

Hiện tượng một bộ phận lớn lao động nông nghiệp (trong đó chủ yếu là thanh niên) muốn rời bỏ công việc nông nghiệp để tìm việc làm ở đô thị có khía cạnh tất yếu. Bởi cùng với xu hướng CNH, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Cơ giới hoá, chuyên môn hoá trong nông nghiệp không cần nhiều lao động khiến một bộ phận thanh niên dôi ra lúc nông nhàn. Trong khi việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ và giải quyết việc làm cho thanh niên ở nông thôn hiện nay chưa thể theo kịp. Nhiều địa phương đất nông nghiệp không thiếu nhưng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp còn thấp và bấp bênh… Sự chênh lệch lớn về thu nhập, điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị khiến thanh niên ở nông thôn chấp nhận mọi giá, kể cả bỏ ruộng để ra ngoài kiếm tiền.

Thực tế, nhiều vùng nông thôn hiện có Kcông nghiệp, làng nghề... không thiếu việc làm, thu nhập khá nhưng thanh niên vẫn bỏ làng. Trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội của thanh niên nông thôn còn thấp. Cộng với bản chất thích khám phá, thích cái mới khiến thanh niên có xu hướng muốn thoát khỏi cổng làng chật hẹp để khám phá xã hội, bất chấp đi đâu, làm gì và hiệu quả ra sao. Bên cạnh những thanh niên nông thôn lên thành phố vì việc làm, vẫn có không ít thanh niên đi chỉ đơn giản vì "trào lưu" và bạn bè rủ rê. Khi tiếp xúc với cuộc sống đô thị, nhu cầu sống của thanh niên nông thôn khác đi. Xu hướng muốn vươn lên để thu hẹp khoảng cách sống khiến thanh niên ra đi không muốn trở về và ngại làm ruộng. Thanh niên ở nông thôn bây giờ không làm ra tiền cũng phải có điện thoại di động, xe máy... Nguyên nhân tâm lí này ngày càng có xu hướng rõ rệt khi khoảng cách thu nhập và việc làm ở nông thôn và đô thị ngày càng thu hẹp.

* Giá trị nông sản quá thấpcũng khiến cho người lao động muốn chuyển nghề

Việt Nam đứng thứ nhì, có khi thứ nhất trên thế giới về số lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là giá gạo xuất khẩu của ta quá thấp. Thực tế gần đây cho thấy mặc dầu lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng giá bán lại đang có xu thế giảm một cách đáng lo ngại. Tính đến hết tháng 09/2012, theo số liệu của Hiệp hội Lương thựcViệt Nam (VFA), hợp đồng gạo mà các doanh nghiệp đã ký đạt 7,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay, nhưng giá trị xuất khẩu giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2011 do giá gạo giảm mạnh. Riêng tháng 9/2012, giá gạo xuất khẩu chỉ đạt 440 USD/tấn, giảm trên 80 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2011.

Chúng ta chạy theo năng suất mà không dành ra được những diện tích thỏa đáng để trồng các loại gạo chất lượng cao dành riêng cho xuất khẩu. Giá vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) lại ngày càng tăng cao. Hiện nay, nông dân đều mua vật tư nông nghiệp qua các kênh phân phối trung gian mà không trực tiếp mua chúng từ nhà sản xuất. Giữa các đại lý, chênh lệch giá mua/bán từ 3.000 đến 15.000 đồng/sản phẩm, trong khi giá nông dân mua chênh lệch từ 20.000 đến 40.000 đồng/sản phẩm. Với hệ thống phân phối như hiện nay, giá vật tư nông nghiệp có thể đội lên gấp 3-4 lần khi tới tay nông dân. Người nông dân cho rằng làm ruộng không có lãi, chính vì thế, hiện nay, một số miền quê Việt Nam đang đối diện với tình trạng người nông dân không còn thiết tha với việc trồng lúa. Nhiều người bỏ đồng ruộng lên thành phố bất chấp công việc ở thành phố bất ổn, lương thấp và cạnh tranh cao.

Chất lượng dịch vụ cuộc sống ở nông thôn còn thấp cũng là một nhân tố tác động dich chuyển lao động thoát ly nông thôn

Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông

văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới.

Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn nước ta đã có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là chất lượng dịch vụ cuộc sống cở nông thôn còn thấp. Trong xây dựng nông thôn mới, để thực hiện các tiêu chí gặp rất nhiều khó khăn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của người dân.

Về giao thông nông thôn, theo tổng cục thống kê, xét về mạng lưới: Hiện nay trên cả nước có trên 295 046km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) chiếm tới 85%. Thực tế hiện tại đó là hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

Về Iternet, những nội dung số của người Việt dành cho trình độ của người dân nông thôn còn rất ít. Doanh nghiệp nội dung dường như chỉ tập trung vào khách hàng ở thành phố để đem lại doanh thu nhanh chóng, rất hạn chế những ứng dụng cho nông dân nông thôn. Bên cạnh đó, các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh… giúp việc truy cập internet còn có sự chênh lệch giá giữa nông thôn và thành thị. Bởi thế, để tiếp cận được inernet và sử dụng mạng internet vào đời sống đối với người dân nông thôn là một vấn đề khó.

Hiện nay hệ thống điện nông thôn Việt Nam đã được phổ cập. Nhưng ở nông thôn, lưới điện hạ áp nông thôn chưa ổn định, do đó trong giờ cao điểm, đèn

điện không đủ sáng, nhiều thiết bị điện không sử dụng được do điện áp yếu thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, mỗi khi có mưa to gió lớn, hầu như hệ thống điện nông thôn không thể sử dụng được. Về hệ thống y tế xã tại các vùng nông thôn, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Thuốc thiết yếu còn ít về chủng loại và số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phòng, chữa bệnh cho nhân dân. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ viên chức y tế xã, phường không đồng đều. Mức độ đầu tư cho y tế của nhà nước hiện vẫn tập trung nhiều ở các tuyến tỉnh và huyện.

Hệ thống nước sạch tại các vùng nông thôn, cũng còn nhiều bất cập Ở vùng sâu, vùng xa, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch.

Dịch vụ tại các vung nông thôn Việt Nam còn quá yếu kém so với thành thị, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người muốn sống cuộc sống thành thị với những nhu cầu dịch vụ thiết yếu được đảm bảo.

Tiểu kết chương 1

Không chỉ khái niệm về giai cấp công nhân mà xu hướng công nhân hóa, đặc biệt là quá trình trở thành công nhân của nông dân đã được đề cập ngay khi giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị. Những quan điểm về giai cấp công nhân của C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nói về doanh nghiệp FDI, hiện nay nhiều văn bản ở nước ta vẫn chưa thống nhất cụ thể. Nhưng có thể nhận định rằng đây là những doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài trên dây chuyền công nghệ sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển và tạo ra công ăn việc làm cho nguồn nhân công dồi dào trên cả nước.

Với việc ra đời của Luật Đầu tư 1987, Nam Định cũng mở rộng chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh nhà. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiê ̣p FDI đầu tư vào

các khu công nghiệp của tỉnh đều hoạt động hiệu quả , góp phần tích cực trong việc phát triển công nghiệp của địa phương cũng như tạo việc làm cho người lao động .

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã thu hút một lượng lớn nông dân tham gia làm việc trong các doanh nghiệp này. Việc nông dân chuyển sang làm thuê cho các doanh nghiệp FDI do ảnh hưởng của các nhân tố: từ quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước; nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta trong những năm gần đây; do chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các vùng nông thôn; do chính sách thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Bên cạnh đó, còn bởi nguyên nhân giá nông sản của người nông dân quá thấp so với công sức họ bỏ ra; chất lượng dịch vụ sống ở các vùng nông thôn còn quá nghèo nàn… chính vì thế đã thúc đẩy nhiều người nông dân rời quê ra phố, các khu công nghiệp tìm việc làm. Họ trở thành công nhân trong các doanh nghiệp FDI.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 45)