Một số nhân tố xã hội khác của quá trình trở thành công nhân của nông dân Nam Định

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 60)

nông dân Nam Định

* Một bộ phận thanh niên nông thôn Nam Định muốn có cuộc sống đô thị

Là một tỉnh đất chật người đông với mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc cơ giới hóa, chuyên môn hóa trong nông nghiệp làm cho một bộ phận thanh niên dôi ra lúc nông nhàn. Nhiều làng nghề Nam Định vẫn được duy trì và phát triển như là rèn Vân Chàng, Làng hoa cây cảnh Vị Khể, khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Hổ Sơn, đúc đồng Tống Xá… nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm ngày càng gia tăng của của thanh niên trong tỉnh. Bên cạnh đó, Nam Định là một cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đường giao thông Hà Nội - Nam Định thuận tiện. Chính vì thế, nhiều người Nam Định đã rời quê lên phố tìm kế sinh nhai, đặc biệt là thanh niên.

Nam Định là một trong những địa danh nổi tiếng về truyền thống hiếu học và sản sinh ra những nhân tài. Tuy nhiên, người Nam Định thường không muốn trở về quê hương khi đã thành tài.

Nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa 17, Nam Định không chấp nhân bằng Tại chức trong tuyển dụng công chức của tỉnh. Đây có thể coi là một nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Nam Định sau khi ra trường chưa thể về quê lập nghiệp.

* Giá trị nông sản quá thấpcũng khiến cho người lao động muốn chuyển nghề

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008 - 2013), Tỉnh Nam Định đã quan tâm thực hiện các chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Trong

hội; thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn. Trong giai đoạn 2009-2013, toàn tỉnh đã tổ chức 898 lớp đào tạo nghề cho 28.756 lao động; giải quyết việc làm cho 114.240 người, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên tăng từ 74,7% năm 2009 lên 76,5% năm 2013. Với chính sách tích cực hỗ trợ giải quyết việc làm của tỉnh giúp cho nhiều lao động tìm được việc làm song tỷ lệ này chưa phải là cao. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm thường xuyên vẫn còn nhiều, những người này phải đi tìm những việc khác để mưu sinh và họ đến với các doanh nghiệp FDI làm công nhân cũng là điều dễ hiểu.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 10,6 triệu đồng/người năm 2008 lên 19,4 triệu đồng/người năm 2012, ước năm 2013 đạt 22,1 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới đến năm 2012 còn 6,72%. Qua con số này ta có thể thấy, dù có chính sách hỗ trợ của tỉnh và Trung ương song thu nhập của người dân tại khu vực nông thôn là thấp so với thu nhập bình quân trên đầu người của cả nước (1540 USD/năm tức trên 30 triệu/năm/người - 2012) và thấp hơn rất nhiều so với lao động trong các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp. Do đó, mặc dù giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác năm 2012 đạt 95 triệu đồng, bằng 1,5 lần so với năm 2008, luôn là tỉnh trong nhóm dẫn đầu về sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng nhưng nông dân vẫn không thiết tha với đồng ruộng. Mặc dù là tỉnh đất chật người đông nhưng tình trạng nông dân bỏ đất đi làm thuê nơi khác vẫn xảy ra tại nhiều vùng trong tỉnh.

Chất lượng dịch vụ cuộc sống ở nông thôn còn thấp cũng là một nhân tố tác động dich chuyển lao động thoát ly nông thôn

Quán triệt Hội nghị trung ương 7 khóa X về xây dựng nông thôn mới, Nam Định đã triển khai xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh với huyện điểm là Hải Hậu. Sau 5 năm tiến hành xây dựng nông thôn mới, bộ mặt Nam Định đã đổi sắc

tiến bộ, đời sống của người dân được nâng lên. Tuy nhiên trong các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, Nam ĐỊnh vẫn còn một số điểm tồn tại:

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thì các tiêu chí tỷ lệ bao phủ của BHYT, chuẩn quốc gia về y tế chưa được quan tâm nhiều. Không ít xã còn lúng túng trong xác định tỷ lệ và nhóm đối tượng bao phủ BHYT; việc thanh quyết toán BHYT còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các trạm y tế tuyến xã nói chung, tại các xã xây dựng nông thôn mới nói riêng trên địa bàn tỉnh Nam Định, hiện chưa được đầu tư thỏa đáng. Thực tế cho thấy, tại địa phương này có sự đầu tư mất cân bằng giữa công trình xây dựng bên ngoài và trang thiết bị bên trong các trạm y tế xã....

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển chưa đồng đều. Điều kiện phục vụ sinh hoạt cộng đồng, điểm vui chơi của trẻ em ở một số xã, khu phố còn thiếu. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tác động đến sản xuất và đời sống chưa rõ nét. Một số đề tài nghiên cứu có hiệu quả thực tiễn thấp.

Chất lượng giáo dục đào tạo chưa đều ở các ngành, bậc học và địa phương. Chất lượng đào tạo đại học tại chức ở một số cơ sở chưa cao, quản lý chưa chặt chẽ. Cơ sở vật chất trường lớp còn khó khăn. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch chưa hợp lý, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sư dụng, một số nội dung đào tạo chưa thiết thực phục vụ sản xuất kinh doanh.

Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa phát triển. Vấn đề việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động, nhất là ở khu vực nông thôn và các địa phương có dự án phải thu hồi đất chưa được giải quyết căn bản.

Tình trạng ô nhiệm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế… chưa được xử lý dứt điểm. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm

soát chặc chẽ. Một số tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Chính những tồn tại trong nông thôn Nam Định nêu trên khiến cho một số người lao động không muốn sống ở nông thôn, muốn đi tìm một vùng đất mới hứa hẹn đời sống tốt hơn, dịch vụ cao hơn.

2.2. Những hạn chế, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong quá trình nông dân trở thành công nhân trong các doanh nghiệp FDI tại Nam Định

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 60)