cập của tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp
* Xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong quan hệ với quần chúng công nhân và những người lao động, công đoàn là tổ chức tập hợp, đoàn kết, rèn luyện, giáo dục và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, người lao động, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) Chương 1, điều 10 đã xác nhận: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên
đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ bày, khóa VIII, ngày 30/6/1990 đã khẳng định; Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rông lớn của giai cấp công nhân, là người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học CNXH của người lao động.
Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công đoàn cần phải hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện của chủ; đại diện cho công nhân lao động xây dựng và ký thỏa ước lao động tập thể với giới chủ, giám sát và thúc đẩy các điều khoản đã ký; tổ chức đối thoại, hòa giải khi có tranh chấp lao động theo quy định luật pháp, trong điều kiện không giải quyết được thì báo cáo lên công đoàn cấp trên và kiến nghị nhà nước giải quết; tổ chức động viên công nhân lao động giúp đỡ nhau trong công việc và tổ chức đời sống; tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước trong doanh nghiệp; tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, thu và sử dụng quỹ công đoàn theo quy định. Để làm được những việc đó, công đoàn phải thực hiện các giải pháp:
Một là, công đoàn tỉnh cũng như các công đoàn cơ sở phải tích cực, chủ động tham gia ý kiến để sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn; chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công nhân lao động như: chính sách về nhà ở cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp; chính sách bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động; quy định pháp luật về thực hiện Quy chế Dân chủ trong các doanh nghiệp, về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; chính sách đối với lao động nữ, đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân lao động; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, có tay nghề cao.
Nhà nước, ủy ban tỉnh, công đoàn tỉnh Nam Định cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho hoạt động công đoàn; quy định cụ thể việc bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở trong mối quan hệ với chủ doanh nghiệp; tăng cường tập huấn cán bộ công đoàn về kiến thức pháp luật cũng như những kỹ năng cần thiết, đặc biệt kỹ năng thương lượng; nâng cao nhận thức cho những người chủ doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra của công đoàn và các cơ quan chức năng đối với quan hệ lao động, công đoàn trong các doanh nghiệp; quy định rõ về trình tự (quy trình) giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở.
Hai là, công đoàn cở sở phối hợp chặt chẽ với các chủ doanh nghiệp tổ chức
thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị người lao động; hướng dẫn, giúp đỡ công nhân lao động ký hợp đồng lao động.
Cần có cơ chế hợp tác tốt giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở với lãnh đạo doanh nghiệp; chú trọng xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể càng chi tiết càng tốt vì đây là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh; ban chấp hành công đoàn phải hoạt động độc lập, có hiệu quả, có tính quyết đoán, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động để đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết, trong đó, vấn đề nào chưa giải quyết được ngay thì cần phải thông tin, giải thích cho người lao động.
Đại diện tập thể người lao động đối thoại, thương lượng, ký và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể với nội dung quy định có lợi hơn cho người lao động; tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp; đại diện tập thể lao động thực hiện quyền tổ chức, lãnh đạo đình công theo thủ tục,
Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật nhằm thực hiện tốt quyền được tư vấn miễn phí của đoàn viên, công nhân lao động về pháp luật lao động và Luật Công đoàn; tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tham gia tố tụng các vụ án lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động. Tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho công nhân lao động; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, tương thân, tương ái trong công nhân lao động.
Ba là, công đoàn tỉnh phổi hợp với công đoàn cơ sở đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với điều kiện sống và làm việc của công nhân lao động; tập trung đầu tư tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động; tăng cường sự phối hợp giữa công đoàn cơ sở doanh nghiệp với công đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp hoạt động để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động các tổ tự quản và các tủ sách pháp luật về lao động, về Công đoàn tại khu nhà trọ của công nhân lao động.
Kịp thời nắm vững tâm tư, nguyện vọng của người lao động để chủ động đề xuất, kiến nghị với chủ doanh nghiệp và các cơ quan chức năng nhằm hạn chế và giải quyết kịp thời tranh chấp lao động, đình công tự phát; bảo đảm hài hòa lợi ích của công nhân lao động, chủ doanh nghiệp và Nhà nước.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà văn hóa, câu lạc bộ công nhân trong việc tổ chức học tập, sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động. Những nơi có đông công nhân lao động, cần chủ động đề xuất với chính quyền xây dựng nhà văn hóa công nhân và các công trình công cộng phục vụ công nhân lao động; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động tại doanh nghiệp.
Phát động và tổ chức sâu rộng trong công nhân lao động phong trào học tập và tự học nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp.
Bốn là, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”...; có các nội dung và hình thức tổ chức thi đua, khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Năm là, tập trung đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, tập hợp đông đảo công nhân lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập tổ công đoàn, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở đã có; bảo đảm thực chất về chất lượng những công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
Đối với Đoàn Thanh niên: đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, có vai trò quan trọng trong tập hợp công nhân lao động trẻ, hướng họ vào các hoạt động chung có định hướng chính trị, định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển tài năng để trở thành người công nhân giỏi, quần chúng ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và phát triển. Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định, hoạt động của đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động đoàn thanh niên còn nhiều yếu kém. Vì vậy, cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp bằng các biện pháp sau:
- Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, người sử dụng lao động...) đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của công nhân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động thanh niên (kể cả chủ doanh nghiệp còn trong độ tuổi) làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn
- Hoạt động của đoàn, hội trong các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo điều kiện nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, cổ vũ và khơi dậy tinh thần sáng tạo trong thanh niên công nhân; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng và phối hợp với tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
* Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Trong thời gian qua, việc thực hiện tốt tốt các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng và bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động. Bên cạnh đó, hiê ̣n nay vẫn còn tình trạng một số doanh nghi ệp chưa thực hiê ̣n nghiêm túc các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về bảo hiểm xã hội , cụ thể như: không nô ̣p bảo hiểm xã hô ̣i , châ ̣m nô ̣p, để nợ đọng kéo dài, hoă ̣c nô ̣p bảo hiểm xã hội không đầy đủ cho người lao động trong doanh nghiê ̣p , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động , dẫn đến tranh chấp lao động tập thể , làm mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh . Trước tình hình trên, Ủy ban tỉnh cần chỉ đạo các cấp, ngành có liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:
Sở Tư pháp đẩy ma ̣nh công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ Luâ ̣t Lao đô ̣ng, Luâ ̣t Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế cho các doanh nghiê ̣p và người lao đô ̣ng trên đi ̣a bàn tỉnh nhằm nâng cao nhâ ̣n thức của người lao đô ̣ng và người sử dụng lao đô ̣ng trong viê ̣c tham gia bảo hiểm xã hô ̣i , bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp .
Các cơ quan truyền thông có kế hoạch tăng thời lượng phát sóng và bài viết biểu dương các đơn vị thực hiện tốt Bộ Luật Lao động , Luật Bảo hiểm xã hô ̣i và Luật Bảo hiểm y tế, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội từ 03 tháng trở
lên, kiên quyết xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp nợ đọng hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp, công đoàn cơ sở phải tuyên tuyền, khuyến khích công nhân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế để người công nhân nhận thức được đó chính là quyền lợi cuẩ chính mình. Chủ động tạo điều kiện cho công nhân được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đó chính là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên địa bàn tỉnh.
* Chính sách về môi trường an sinh xã hội cho đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Nam Định
Môi trường an sinh xã hội của công nhân là rất đa dạng như: nhà ở và những dịch vụ phục vụ đời sống công nhân (chợ, nhà trẻ, học tập, giải trí…)
Đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Nam Định có rất ít các điều kiện an sinh xã hội. Xây dựng hê thống an sinh xã hội là rất cần thiết và xã hội có thể là được, qua đó cùng chia sẻ những thành quả mà phần không nhỏ lại chính là từ lao động của công nhân tạo ra.
Về nhà ở, đa số công nhân từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp làm ăn, bởi vậy họ phải đi thuê nhà ở trọ. Chi phí về nhà ở hiện đang chiếm từ 18 - 20% thu nhập của công nhân. Trước vấn đề bức xúc này, tỉnh Nam Định cần đẩy mạnh thực hiện “chương trình nhà ở cho công nhân”. Tỉnh nên ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh. Quy định việc phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với phát triển các công trình phúc lợi công công, trong đó có khu nhà ở cho công nhân. Các doanh nghiệp nên có chính sách về nhà ở cho công nhân thuê hoặc mua nhà trả góp phù hợp với nhu cầu thực tế của công nhân.
có những khuyến khích để thị trường có thể góp phần tạo dụng những dịch vụ xã hội. Tỉnh cũng nên có chính sách giảm thuế đối với quy đất để các doành nghiệp dự định xây dựng những dịch vụ cho đời sống công nhân (nhà ở, khu vui chơi - giải trí).
Cần xét lại việc quy hoạch các khu công nhân sắp tới. Thực tế, qua một số khu công nghiệp tỉnh cho thấy, đây không chỉ là khu sản xuất công nghiệp mà cong là nơi an cư của một cộng đông xã hội đặc thù là đôi ngũ công nhân. Họ còn có những nhu cầu tự nhiên xứng đáng được xã hội đáp ứng nhưng hầu như chưa đáp ứng được. Giải pháp đặt ra hiện nay là những vành đai dịch vụ cần được ưu tiên hình thành trước, sau đó mới là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Về xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa - xã hội nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần cho công nhân:
Hiện nay, hệ thống các thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của đội ngũ công nhân ở các khu công nghiệp cỉa Nam Định còn yếu và thiếu trần trọng, thậm chí có nơi còn chưa có các thiết chế này. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung, lãnh đạo các cấp của tỉnh cần đầu tưu xây dựng vf hoàn thiện các thiết chế văn hóa xã hội như hệ thông trường học, bệnh viện, bệnh xá, thư viện, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí thể thao giảnh cho công nhân sau giờ