Nhu cầu nhân lực lao động công nghiệp tại Nam Định trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 50)

năm gần đây

Tại Nam Định, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp FDI l à dệt may, cơ khí, sản xuất hàng phụ trợ , trong đó dê ̣t may chiếm 75% tổng số dự án . Bởi thế, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp này rất lớn, thu hút hàng ngàn lao động trong và ngoại tỉnh. Tỉnh Nam Định hiện có 3 khu công nghiệp là Hòa Xá, Mỹ Trung và Bảo Minh, với tổng diện tích 590ha, thu hút 160 dự án đầu tư của 135 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 9.438,3 tỷ đồng và 227 triệu USD, số lao động đăng ký 5,5 vạn người. Riêng năm 2012, các khu công nghiệp đã thu hút được 12 dự án với vốn đăng ký 2.176 tỷ đồng và 63 triệu USD, với số lao động đăng ký gần 4.500 người. Trong năm 2012 đã có thêm 10 dự án mới đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thứ cấp sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp lên 107 doanh nghiệp, tạo việc làm cho 2,35 vạn lao động địa phương. Các doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất dược phẩm và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn ổn định và đang tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012, các doanh nghiệp tại ba khu công nghiệp của Nam Định đã tạo thêm gần 7.100 việc làm mới.

Trong những năm gần đây, không ít doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dù tình hình kinh tế

định sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm mặt hàng và thị trường mới, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 45% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoạt động tốt, 43% hoạt động bình thường, chỉ 12% số doanh nghiệp khó khăn, sản xuất cầm chừng hoặc ngừng hoạt động.

Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp là rất nhiều và thực tế số nhân công trên địa bàn tỉnh cũng không phải là ít. Song theo báo cáo năm 2012 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp Nam Định và phản ánh trực tiếp từ các doanh nghiệp dệt may cho thấy tình trạng thiếu lao động đã thực sự đáng báo động. Nhiều lao động tự động thôi việc, bỏ việc trong khi việc tuyển dụng lại rất khó khăn. Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nam Định cho biết tại 208 doanh nghiệp trọng điểm về sử dụng lao động, đầu năm 2011 có 47.760 người. Thời điểm cuối năm 2011, số lao động được tuyển dụng thêm chỉ có 6.895 người nhưng số lao động giảm đi lên tới 8.494 người.

Số lao động tăng từ tuyển dụng đồng đều ở các khối ngành sản xuất, kinh doanh nhưng số lao động giảm tập trung chủ yếu trong ngành dệt may. Đơn cử như Công ty TNHH May YoungOne Nam Định chỉ tuyển thêm được 1.249 lao động nhưng mất 2.222 lao động, Công ty TNHH D.F. Zin tuyển thêm được 350 lao động nhưng mất 382 lao động, Công ty cổ phần May 9 tuyển dụng được 101 lao động nhưng mất 130 lao động. Kể cả những doanh nghiệp vốn ổn định về lao động trong nhiều năm như Công ty cổ phần may Nam Hà cũng mất 116 lao động và chỉ tuyển dụng mới được 37 lao động… Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chủ động thôi việc, bỏ việc, chỉ có 43 lao động thôi việc do bị kỷ luật, đuổi việc. Trong năm 2011, Ban Quản lý các khu công nghiệp Nam Định cho biết nhiều doanh nghiệp dệt may bế tắc vì thiếu lao động. Có doanh nghiệp phải cử cán bộ đi các tỉnh khác, thậm chí lên các tỉnh miền núi phía Bắc để tuyển lao động bổ sung. Nhiều doanh nghiệp phải thuê cơ sở khác gia công, thậm chí phải từ chối đơn đặt hàng vì không đủ lao động.

Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, Nam Định hiện có bốn trường ĐH và hệ thống các trường đào tạo nghề chính quy từ tỉnh đến cấp huyện, xã nên đáp ứng đủ nguồn nhân lực có tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

2.1.2. Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Nam Định và sự phát triển các doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 50)