và đô thị hóa
Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũng phải trải qua giai đoạn CNH, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và thực hiện HĐH nền sản xuất nhằm phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp mới và dịch vụ. Việc Nhà nước ta thu hồi một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phát triển công nghiệp trong giai đoạn này là xu hướng tất yếu, xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế đất nước, vì lợi ích cộng đồng và vì lợi ích quốc gia. Và một trong những chính sách nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển, phục vụ cho nhu cầu CNH, HĐH đất nước ở nước ta là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu kinh tế mở. Sự phát triển này có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần nâng cao năng suất lao động; phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, thu hút công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển; thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện đại; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Điều 40 của Luật đất đai 2003 (Luật số 13/2002/QH11 của Quốc hội) quy định “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh
tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ”. Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích theo hai hướng chính là phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung theo các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng từ vài trăm tới dưới 1.000 ha.
Theo thống kê hiện nay, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp.
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2004...Qua đó, số lượng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng