Chính sách thu hồi đất nông nghiệp tại Nam Định

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 58)

Tiến hành theo Nghị định của Chính phủ số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để “… tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng cho dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí, khu du lịch và các dự án đầu tư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp phép đầu tư theo quy định của pháp luật”. Tỉnh Nam Định đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh.

công nghiệp, gồm Hoà Xá, Mỹ Trung, Đóng tàu Vinashin, Bảo Minh, Mỹ Thuận, Thành An, Nghĩa An, Hồng Tiến, Việt Hải, Xuân Kiên, Ý Yên II; với diện tích quy hoạch gần 2.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Các khu công nghiệp được quy hoạch dọc theo quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường sắt, cảng đường sông, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, lưu thông hàng hóa. Sự xây dựng các khu công nghiệp này vai trò quan trọng, nó hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Phải chuyển đổi gần 3% diện tích đất nông nghiệp là con số không quá lớn so với quỹ đất của tỉnh. Song Nam Định vốn thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, phần lớn đất sử dụng để xây dựng khu công nghiệp,KCN đều là đất 2 vụ lúa/năm, bởi thế, chính sách thu hồi đất đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. khu công nghiệp Hòa Xá - khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Nam Định nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Xá và Lộc Hòa đã chuyển đổi 286 ha diện tích đất nông nghiệp với 1.200 hộ thuộc diện thu hồi đất, trong đó bình quân một hộ có 1,3 lao động nông nghiệp phải thôi làm nông nghiệp. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 1.600 lao động phải đào tạo nghề mới. Tại khu công nghiệp Bảo Minh, Theo báo cáo tiến độ GPMB tính đến ngày 4-12-2008, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 988 hộ, với diện tích 125,4ha. Trong đó, xã Liên Minh 479 hộ, xã Liên Bảo 345 hộ và xã Kim Thái 164 hộ.

Nông dân bị mất đất coi như mất tư liệu sản xuất. Do đó, xuất hiện một lực “kéo” lực lượng lao động trẻ khỏe và có kiến thức ra khỏi địa bàn nông thôn, làm xuất hiện một động thái - sự dịch chuyển nguồn lao động tự phát từ vùng nông thôn đổ về các đô thị, khu công nghiệp tìm kế mưu sinh. Chính vì thế, sự ra đời của các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh đã lan tỏa đến vùng nông thôn xung quanh, thu hút số lượng lớn nông dân nội tỉnh trở thành công nhân. Như khu công nghiệp Hòa Xá, sau khi hình thành, đến nay số lao động địa phương đang làm việc trong

các khu công nghiệp là gần 1.000 người, bằng 61% số lao động phải chuyển đổi nghề, một tỷ lệ khá cao. Các khu công nghiệp mới hình thành trên địa bàn tỉnh cũng đang thu hút một tỷ lệ không nhỏ nông dân trong vùng.

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 58)