Chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 39)

Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hoá trở thành một xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới.

Khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986).

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước, trong đó có chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996) đã định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố khu công nghiệp, khu chế xuất. Và vấn đề này liên tục được khẳng định và nhấn mạnh qua các kỳ Đại hội của Đảng.Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất; khẳng định vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội X và XI đã nêu rõ. Đồng thời, chủ trương của Đảng là cơ sở để Chính phủ triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong 20 năm qua và trong giai đoạn tới.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những giải pháp thực hiện các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua từng giai đoạn. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thể hiện ở những kết quả chủ yếu sau:

Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, quy hoạch, ngành địa phương và vùng lãnh thổ

đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Các khu công nghiệp được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số khu công nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Trong 20 năm qua, với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 12/2011, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước.

Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 6,47 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước trong năm 2011.

Ngoài những đóng góp đáng kể trong thu hút đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Đến cuối tháng 12/2011,

có 4.681 dự án trong nước còn hiệu lực trong khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng.Tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các khu công nghiệp đang vận hành khoảng 30.000 ha, trong đó đã cho thuê được 19.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%.

Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước

Một trong những yêu cầu then chốt của quá trình công nghiệp hóa đất nước là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các khu công nghiệp, khu chế xuất chính là một trong những điểm đột phá. Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất để kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước.

Đến tháng 12/2011, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 khu công nghiệp vào khoảng 9,5 tỷ USD. Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Nhìn chung khu công nghiệp, khu chế xuất được đầu tư theo hướng phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu. Hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất được áp dụng ở những địa phương ít lợi thế và điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm sử dụng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ một phần cho xây dựng kết cấu hạ tầng một số khu công nghiệp thời gian đầu, làm cơ sở huy động các nguồn vốn khác.

Trên phạm vi cả nước, đến cuối tháng 12/2011, trong số 283 khu công nghiệp đã thành lập, có 180 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký là 5,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 3,2 tỷ USD; còn lại 103 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất được đầu tư đồng bộ và hiện đại đã góp phần đáng kể hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

Một phần của tài liệu Quá trình người nông dân Nam Định trở thành công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)