Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 72)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.2.2. Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích

Một nguyên tắc của việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học, là chủ ý để phát hiện ra tính thống nhất cũng tức là tính hệ thống giữa các từ ngữ với chủ đề của tác phẩm. Nghĩa là từ ngữ mà giáo viên và học sinh đang xem xét đã cùng với các từ ngữ khác trong hệ thống bộc lộ ý chủ đạo của văn bản ra sao và giá trị riêng của từ ngữ đó là gì. Với học sinh tiểu học chúng ta không nên hoặc hạn chế dùng khái niệm hệ thống khi hướng dẫn học sinh

phân tích từ ngữ mà chỉ lên dùng cách nói: tìm điểm chung, điểm riêng giữa

từ đang tìm hiểu với các từ khác. Có thể gợi ý học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ nghệ thuật theo định hướng này bằng các bài tập như sau:

Ví dụ 1: Từ vàng mượt giống và khác gì so với vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm. Vàng mượt gợi cho em cảm giác gì ?

(TV5- T1- Tr10).

Ví dụ 2. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên sông Đà ?

(TV5- T1- Tr69).

(ngủ, ngẫm nghĩ, nghỉ)

Ví dụ 3: Tìm từ ngữ nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? Cách dùng các từ ngữ đó có gì hay ?

(TV5- T1- Tr117). Ví dụ 4: Có thể dùng từ nào thay thế cho từ đẫm trong câu.

Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. (TV5- T1- Tr 117). Theo em dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

* Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập một, giáo viên cần cho học

sinh xác định điểm đồng nhất và khác biệt giữa vàng mượt và các từ cùng chỉ

màu vàng khác.

Đồng nhất là cùng chỉ màu vàng, nhưng khác biệt trong phạm vi biểu

vật (vàng mượt được dùng miêu tả màu lông của các con vật có bộ lông dày,

mịm màng), nhưng khác biệt trong gợi cảm giác cho người đọc... Hoặc gợi ý cho học sinh làm bài tập hai, giáo viên nên lưu ý học sinh mỗi từ ngữ thể hiện

chi tiết tìm được có ý nghĩa riêng (ngủ khác với ngẫm nghĩ, khác với nghỉ ngơi) nhưng cả ba từ này đều có nét nghĩa chung chỉ trạng thái không vận

động tay chân của con người. Chỉ khi tìm ra nét nghĩa chung này các em mới thấy cái hay của việc sử dụng từ ngữ nhân hóa phối hợp với nhiều hình ảnh để gợi lên cảnh một đêm trăng tĩnh mịch yên bình. Riêng đối với bài tập ở ví dụ bốn, hình thức giống bài tập thay thế, tích cực hóa vốn từ nhưng thực chất là dạng bài tập gợi ý phân tích từ ngữ theo lối so sánh đồng nhất và đối lập. Khi

làm bài tập này chắc chắn học sinh phải tìm từ đồng nghĩa với từ đẫm như: sũng, thấm đẫm, ngập,.vv... và phân tích đối chiếu để khẳng định từ đẫm

dùng trong ngữ cảnh này là hợp lí nhất, có tác dụng gợi hình ảnh và biểu cảm rõ rệt.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học thường có tính nhiều nghĩa. Các từ ngữ được dùng độc đáo, sáng tạo thường hàm ý gợi sự liên tưởng phong phú. Làm thế nào để học sinh tiểu học vốn quen với tư duy cụ thể có thể hiểu được các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa, từ nghĩa trực tiếp, cụ thể đến nghĩa gián tiếp, trừu tượng. Giáo viên cần hiểu hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ nghệ thuật tuy khác nhưng vẫn bị chi phối bởi những quy tắc chi phối hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ. Vì thế biện pháp giải nghĩa các từ nhiều nghĩa được dùng có giá trị nghệ thuật cần phải bám chắc vào các quan hệ ngữ nghĩa mà tìm ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của từ cần phân tích.

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 72)