Khả năng giải nghĩa từ của giáo viên

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

6. Giả thuyết khoa học

1.2.2.1. Khả năng giải nghĩa từ của giáo viên

Để tìm hiểu khả năng giải nghĩa từ của giáo viên, chúng tôi đã tiến

hành dự một số giờ Luyện từ và câu, và giờ Tập đọc (phần hướng dẫn tìm hiểu bài).

Luyện từ và câu chúng tôi dự hai bài do các giáo viên lớp 5 trường tiểu học Khám Lạng và trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô thực hiện.

Tiết 1.

* Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa. (TV5- T1- Tr 82). Tiết này do cô

giáo Phạm Thị Hồng thực hiện tại lớp 5B trường tiểu học Khám Lạng, và cô Đặng Thị Lưu thực hiện tại lớp 5B trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô.

Tiết 2.

* Bài : Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh (TV5- T2 - Tr 48). Tiết này

do cô giáo Nguyễn Thị Tươi thực hiện tại lớp 5A trường tiểu học Khám Lạng, và cô Lê Thị Kim Lan thực hiện tại lớp 5A trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô.

Tiết 1.

* Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5- T1- Tr 10).

- Cô giáo Phạm Thị Hồng thực hiện tại lớp 5B trường tiểu học Khám Lạng.

- Cô giáo Đặng Thị Lưu thực hiện tại lớp 5B trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô.

Tiết 2.

* Bài: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên Sông Đà (TV5- T1- Tr 69).

- Cô giáo Nguyễn Thị Tươi thực hiện tại lớp 5A trường tiểu học Khám Lạng.

- Cô giáo Lê Thị Kim Lan thực hiện tại lớp 5A trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô.

Có thể nhận xét chung về khả năng giải nghĩa từ của giáo viên trong những tiết học này như sau:

* Ưu điểm

Lời giải nghĩa từ của giáo viên trong những tiết học này về cơ bản là đảm bảo đúng nghĩa. Không có từ nào bị giáo viên dạy sai nghĩa. Các từ được giải nghĩa đều theo hướng giản dị, gọn gàng, không suy diễn. Ví dụ khi so

sánh các nghĩa khác nhau của các từ “đường” đồng âm trong bài tập một phần

luyện tập từ nhiều nghĩa, học sinh Đỗ Thị Ngân lớp 5B trường tiểu học Khám Lạng trả lời:

- đường1- trong bát chè này nhiều đường có nghĩa là đường để ăn. - đường2 - trong đường dây điện thoại là đường để truyền tin, còn

- đường3 - trong ngoài đường mọi người đi lại là đường đi. Ở lớp 5B

trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô, các em cũng giải nghĩa bằng cách nêu nét nghĩa chức năng như trên. Cô Phạm Thị Hồng trường tiểu học Khám Lạng đã chỉnh sửa lại lời giải nghĩa của học sinh như sau:

- đường1: Chất kết tinh vị ngọt dùng để ăn.

- đường2: Vật nối liền hai địa điểm, làm phương tiện truyền đi, chuyển

đi cái gì đó.

- đường3: Khoảng không gian được tạo ra, thành lối đi nhất định. Mặc

dù trong lời giải nghĩa từ đường3 cần nói rõ: Khoảng không gian được tạo ra

để nối liền hai địa điểm để xác định nét nghĩa chung giữa đường2 và đường3,

chứng minh được đây là hai nghĩa khác nhau của một từ đường nhiều nghĩa.

Nhưng cách giải nghĩa này cũng đã nêu được nét nghĩa cơ bản nhất của các từ

đường đồng âm.

Trong tiết: MRVT Trật tự - An ninh, khi hướng dẫn học sinh làm bài

tập một, xác định nghĩa của từ trật tự cô giáo Lê Thị Kim Lan dạy tại lớp 5A trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô đã có ý thức giải thích cho học sinh hiểu ý a:

trạng thái bình yên không có chiến tranh là nghĩa của từ hòa bình; ý b: trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào là nghĩa của từ bình yên. Từ đó đi đến kết luận ý c: tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật là nghĩa của từ trật tự.

Việc giải nghĩa từ trong các giờ Tập đọc cũng được giáo viên rất chú ý. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập hai phần tìm hiểu bài của bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” các cô giáo đều có ý thức phân biệt các sắc

thái khác nhau của loạt từ đồng nghĩa chỉ màu vàng. Hoạt động giải nghĩa từ

này đã giúp học sinh thấy được khả năng quan sát tinh tế và dùng từ rất gợi cảm của tác giả bài văn. Đặc biệt, khi phân tích những câu thơ trong bài “Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên Sông Đà” cô giáo Đặng Thị Lưu đã tiếp tục

phân tích cách sử dụng từ “bỡ ngỡ” có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? * Hạn chế.

Nhìn chung lớp 5 là lớp cuối cấp, nên đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 được chọn từ các giáo viên có chuyên môn vững của trường. Vì thế các giờ dạy đảm bảo được kiến thức cơ bản, tác phong sư phạm tốt. Tuy nhiên công việc

giải nghĩa từ là công việc khó, cho nên đã có nhiều cố gắng, trong các giờ dạy mà chúng tôi dự, các giáo viên vẫn để lộ những hạn chế sau:

- Giáo viên còn quá lệ thuộc vào sách giáo viên. Cứ giảng đến phần bài tập giải nghĩa từ là lời giảng của giáo viên như lời đọc thuộc chỉ dẫn giải nghĩa của sách giáo viên. Giáo viên không giám nói thêm ý hiểu của mình, diễn đạt lại bằng lời của mình vì sợ sai.

- Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập ba tiết MRVT: Trật tự - An ninh,

giáo viên dạy tiết này ở cả hai trường Khám Lạng và Đồi Ngô đều tỏ ra khá lúng túng khi tự mình phải chọn lời giải nghĩa cho các từ học sinh vừa tìm được. Các trường hợp trong phần ưu điểm nêu trên là do giáo viên có sẵn lời giải nghĩa trong SGV. Có trường hợp vì quá bí từ nên giải nghĩa theo lối vòng quanh.

Ví dụ: Hu li gân là bọn càn quấy. Bọn càn quấy là bọn phá quấy, quậy phá. Quậy phá lại là bọn càn quấy. Mặc dù các từ trên có nhiều nét nghĩa giống nhau, nhưng nếu giáo viên linh hoạt trong giải nghĩa từ sẽ có cách diễn đạt khác đi, tránh được tình trạng giải nghĩa luẩn quẩn như trên. Đây chính là điểm yếu của các giáo viên nói chung khi giải nghĩa các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái.

- Việc giải nghĩa trong phần tìm hiểu bài của giờ Tập đọc không chỉ hướng tới đích giúp các em hiểu nghĩa từ mà còn cần lí giải cho học sinh hiểu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ đó nữa. Bài thơ Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên Sông Đà là một bài thơ hay, có nhiều hình ảnh đẹp được xây dựng từ biện pháp tu từ nhân hóa. Các cô giáo vì ức chế bởi tâm lí cho rằng, tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc không phải là giờ phân tích từ ngữ trong giờ giảng văn, nên chỉ chú ý nêu tác dụng của việc dùng từ mà quên đi việc lí giải vì sao từ

đó dùng hay. Chẳng hạn giáo viên phải giảng được bỡ ngỡ là trạng thái tâm lí của con người: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc. Từ đó mới có cơ sở

giúp đỡ học sinh hiểu hình ảnh nhân hóa “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao

nguyên”hay như thế nào?. Hình ảnh bài thơ nói lên sức mạnh kì diệu của con

người. Tác giả dùng từ bỡ ngỡ làm cho biển có tâm trạng như người, ngạc

nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng cao nguyên.

Do công việc giải nghĩa từ khá phức tạp và khó, cho nên giáo viên có tâm lí ngại dạy giờ MRVT nói riêng và dạy giải nghĩa từ nói chung. Mặt khác vốn từ ngữ của bản thân giáo viên chưa phong phú, kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa của một số giáo viên còn hạn chế nên đã bộc lộ những sơ xuất, hạn chế khi dạy học sinh thực hành luyện tập về từ.

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 39)