Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và việc dạy học nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 35)

6. Giả thuyết khoa học

1.1.3.Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và việc dạy học nghĩa của từ

Việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự phát triển tâm sinh lí của từng lứa tuổi. Dạy tiếng Việt nói chung, dạy ngôn ngữ nói riêng, chúng ta phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh để dựa theo đó mà có phương hướng và phương pháp, biện pháp dạy thích hợp.

Các công trình nghiên cứu tâm lí học lúa tuổi đã chỉ ra rằng tư duy

(cách suy nghĩ) của lứa tuổi tiểu học còn mang tính hình tượng – cụ thể.

Cụ thể là gì ?. Đó là đặc điểm của những cái mà chúng ta nhận biết

được bằng giác quan (bằng mắt, tai, bằng mũi ngửi, tay sờ, miệng nếm). Một

cuốn sách ở trên bàn, một tiếng còi ở ngoài sân bóng... đều là những sự vật, hiện tượng cụ thể. Trừu tượng, ngược với cụ thể, là tính chất của những gì được tách ra từ trong những cái cụ thể mà ta không thấy, không nghe được,

không cảm nhận được bằng giác quan. Sức mạnh, trí nhớ, niềm vui... chính là

những hiện tượng trừu tượng.

Do tư duy của thiếu niên ở lứa tuổi cấp một còn nặng tính cụ thể nên các em tiếp nhận từ cụ thể dễ hơn nhiều so với từ trừu tượng. Khi giải nghĩa từ nếu giáo viên dùng hình vẽ, tranh ảnh minh họa cho từ cần giải nghĩa thì

các em nắm bắt được dễ dàng ; đó cũng là một cách dạy có tính đến tính chất cụ thể trong tư duy của học sinh. Vận dụng kinh nghiệm sống của học sinh để liên hệ với từ ngữ cũng là một cách khác để dựa vào cái cụ thể mà đi tới

những nội dung trừu tượng. Giải nghĩa từ mơn man, ta có thể gợi lại những

cảm giác mát dịu mà các em cảm nhận được trên da dẻ khi một làn gió nhẹ thổi lướt qua (điều mà các em đã trải qua trên thực tế).

Tuy nhiên, nghĩa của từ tách khỏi văn bản bao giờ cũng mang tính chất

trừu tượng và khái quát. Lấy một từ chỉ vật cụ thể, từ đèn chẳng hạn. Đèn gợi

cho ta hình ảnh về một vật chung chung, nó gộp rất nhiều thứ mà đặc điểm bề

ngoài, cấu tạo, cách sử dụng... rất khác nhau ( đèn dầu, đèn điện, đèn pin, đèn măng sông, đèn đất..). Đó là tính khái quát của từ. Vậy thì đèn là cái gì ? Đó

là cái có những đặc điểm chung của các loại đèn cụ thể trong thực tế còn lại sau khi đã vứt bỏ những chi tiết riêng rẽ của từng cái. Đặc điểm chung đó là

‘‘đồ dùng để soi sáng’’, những đặc điểm này đều mang tính trừu tượng.

Ta thường nhắc người dạy nên dựa vào vật thực, tranh ảnh, đồ vật để dạy các em hiểu từ. Nhưng cần phải thấy rằng nhà trường có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy trừu tượng cho các em. Cho nên, ngay ở tiểu học, đi vào giải nghĩa từ ngữ, dần dần, từ thấp tới cao, ta cũng cần có ý thức luyện cho các em tiếp cận, tiến tới tự tìm ra những định nghĩa khái quát, trừu tượng đúng với cái mà từ ngữ biểu đạt.

Ví dụ:

Khi giải nghĩa từ đình chùa ( TV5- T2- Tr 84 ) ta có thể tách ra từ đình và liên hệ với các ngôi đình ở làng quê các em và giải thích: Ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và làm nơi hội họp. Giáo viên có thể nói thêm để học sinh thấy cái to lớn rộng rãi của ngôi đình. Và hỏi thêm các em, người ta dùng so sách cái cột to như thế nào? (to như cột đình), tội to thì nói: tội tày đình... Để các em có ấn tượng về ngôi nhà to, rộng

nhất làng dùng làm nơi thờ thần hoàng thì đó là đình. Tương tự giáo viên chỉ cho học sinh thấy chùa là công trình kiến trúc dùng làm nơi thờ phật. Giáo

viên có thể miêu tả thêm, chúng ta thường nghe thấy tiếng chuông chùa, tiếng mõ cầu kinh lễ phật của các nhà sư..

Như vậy đình chùa có điểm chung đều là nơi thờ cúng. Có thể khái quát đình chùa là nơi thờ thần phật nói chung.

Học sinh có thể nói: em ra đình họp với bố, em đi chùa lễ với mẹ, mà

không thể nói Em ra đình chùa họp với bố ...

Dạy theo cách như vừa nêu trên chúng ta đã hướng học sinh vào các

thao tác tư duy phân tích cụ thể hiểu rõ đình giống và khác chùa như thế nào?

Khi nói gộp đình chùa thi có khác khái quát ra sao. Đó chính là các thao tác suy nghĩ, tư duy trừu tượng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 35)