Giải nghĩa bằng định nghĩa

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 57)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.1.1. Giải nghĩa bằng định nghĩa

Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau.

Ví dụ:

+ “Thảo quả”(TV5- T1- Tr113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ,

quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.

+ Gùi (TV5 -T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để

chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...

+ Thất thần (TV5- T2- Tr 3): trạng thái tâm lí, sợ hãi, sắc mặt nhợt

nhạt..

+ Vái (TV5- T2- Tr 79): hành động chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng

+ “Thuần phục: (TV5- T2- Tr 117): hoạt động nuôi dưỡng và dạy dỗ

làm cho con vật dữ tợn trở lên hiền lành.

+ Đắc trí (TV5- T2 - Tr 153): trạng thái tâm lí của người, tỏ ra thích

thú vì những mong muốn của mình đã đạt được.

Bằng việc giải nghĩa biểu niệm theo cách định nghĩa khái niệm như trên, chúng tôi nhận thấy cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định các nét nghĩa và tổ chức sắp xếp các nét nghĩa ấy. Công việc này đòi hỏi giáo viên lưu ý các em trước hết phải nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ cần giải nghĩa, và biết chúng thuộc tiểu loại nào. Bởi vì các từ loại khác nhau sẽ có hướng giải nghĩa khác nhau. Mặt khác cùng là danh từ, nhưng cách giải nghĩa danh từ trừu tượng sẽ khác với danh từ chỉ sự vật cụ thể. Tương tự, cách giải nghĩa động từ chỉ trạng thái sẽ khác cách giải nghĩa động từ chỉ hành động tác động. Tạm thời phân biệt cách giải nghĩa các nhóm từ như sau:

a, Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ.

* Danh từ trừu tượng

Điểm quan trọng trong khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, là chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát, xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa. Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong

các từ sau: sự, cuộc, những, phạm vi, lĩnh vực, nơi.... làm từ công cụ để mở

đầu nét nghĩa khái quát cho mỗi từ. Ví dụ:

+ Danh dự

- Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt

đẹp (bảo vệ danh dự..)

+ Tư tưởng

2. Những quan điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan(tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến...)

+ Văn hóa

1. Lĩnh vực những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử (văn hóa phương đông, văn hóa cổ...).

2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (phát triển văn hóa).

3. Phạm vi trình độ cao trong sinh hoạt xã hội biểu hiện của văn minh (sống có văn hóa...).

Đưa các từ sự, cuộc, những, nơi, phạm vi, lĩnh vực..mở đầu lời giải

nghĩa giáo viên đã danh hóa tất cả lời giải nghĩa phía sau. Công việc này rất quan trọng, nó giúp các em hiểu các từ trừu tượng đang được tìm hiểu thuộc

phạm trù từ loại nào. Bởi vì, không ít học sinh không phân biệt được tư tưởng, trí nhớ, đạo đức, văn hóa là danh từ hay động từ.

* Danh từ chỉ sự vật cụ thể.

Tên gọi các sự vật tồn tại trong thực tế khách quan có rất nhiều nhưng có thể quy về các phạm trù sau: Từ chỉ đồ vật, từ chỉ người và con vật, từ chỉ cây cối, chỉ các hiện tượng tự nhiên. vv.. Vì thế nét nghĩa khái quát mở đầu cho cách giải nghĩa bằng định nghĩa có thể khái quát thông qua các ví dụ sau:

+ Gùi (TV5- T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để

chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...

+ Thảo quả (TV5- T1- Tr 113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ, quả

hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.

+ Hải âu (TV5- T1 - Tr 41): động vật, là loài chim lớn.. vv..

+ Lốc: là hiện tượng tự nhiên có sức gió mạnh có thể gây hư hại về tài

Việc cụ thể các nghĩa sau nét nghĩa phạm trù cũng có thể khái quát cho mỗi loại từ như sau:

- Với các từ chỉ đồ vật, dụng cụ, đồ dùng hoặc phương tiện sản xuất, sau nét nghĩa phạm trù là nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo và cuối cùng là nét nghĩa chức năng.

Ví dụ:

+ (cái) Bay (TV5- T1- Tr 148): đồ vật, dụng cụ của thợ nề, gồm một

miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng.

+ Thanh ray (TV5 - T2 - Tr 136): đồ vật, là thanh thép hoặc sắt thép nối với nhau thành hai đường song song để tạo thành đường cho tàu hỏa, tàu

điện hay xe goong chạy.

+ Trành (giành) (TV5- T1-Tr139): đồ vật, dụng cụ đan bằng tre, nứa,

đáy phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất đá, vật dụng.

Đối với học sinh tiểu học các em nêu được nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa chức năng là rất quan trọng. Đa số các em sẽ khó khăn khi miêu tả hình dáng, đặc điểm, vì vậy giáo viên không nhất thiết bắt các em phải nêu thật chính xác các nét nghĩa này. Nhưng nét nghĩa phạm trù là phải nêu được và đặc biệt các em phải nắm được nét nghĩa chức năng. Khi giải nghĩa các từ

bàn, ghế, sập, các em sẽ miêu tả cấu tạo các đồ vật này na ná như nhau, nhưng nhất thiết các em phải nói được bàn dùng để kê viết hoặc đặt đồ đạc, ghế dùng để ngồi, sập dùng để nằm. Các đồ vật này khác nhau về chức năng.

Thực tế ở tiểu học, rất nhiều trường hợp học sinh thậm chí cả giáo viên chỉ nêu được nét nghĩa chức năng khi giải nghĩa các danh từ chỉ đồ vật dụng cụ.

Ví dụ:

+ lưới – đồ vật phương tiện dùng để đánh bắt cá.. + dùi – dụng cụ để làm thủng vật khác.

+ Cách giải nghĩa các từ chỉ hiện tượng tự nhiên. - Trật tự sắp xếp các nét nghĩa sẽ như sau:

Nét nghĩa phạm trù + biểu hiện của hiện tượng tự nhiên. Ví dụ:

+ Gió là hiện tượng tự nhiên, khi không khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ vùng có áp xuất cao đến vùng có áp xuất thấp.

+ Thủy triều: hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần

trong ngày, chủ yếu do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời. - Cách giải nghĩa các từ chỉ động, thực vật.

Khi giải nghĩa các từ thuộc loại này, giáo viên có thể nêu đây là một

loại động vật, thực vật, thuộc họ... Tuy nhiên để giảng nghĩa ngắn gọn, giáo

viên nên nêu trực tiếp nghĩa khái quát của từng loại, tiếp đến là các nét nghĩa

hình dáng, kích thước, môi trường sống hoặc tính năng của loài động vật,

thực vật đó. Ví dụ:

+ Hải âu (TV5- T1- Tr 41): Loài chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặp,

sống ở biển.

+ Con mang (hoẵng) (TV5- T1- Tr 75): Loài thú rừng, cùng họ với

hươu, sừng bé có hai nhánh, và lông vàng đỏ.

+ Khộp (TV5 - T1- Tr 75): Loại cây, thân gỗ thẳng, họ dầu lá to và

rụng sớm vào mùa thu.

Danh từ có nhiều tiểu loại, với mỗi tiểu loại, cách giải nghĩa bằng định nghĩa cũng tương tự, nghĩa là đưa nét nghĩa chỉ loại lên trước hết, sau đó mới cụ thể hóa dần.

Ví dụ:

b, Nhóm các từ thuộc loại động từ.

Ngay từ lớp 4, học sinh đã được học: “Động từ là các từ chuyên biểu

thị hành động, trạng thái hay quá trình thường dùng làm vị ngữ trong câu”. Như vậy có thể chia phạm trù động từ thành ba loại: động từ chỉ hành động, động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ quá trình.... nghĩa chỉ ở loại vừa

nêu chính là nét nghĩa khái quát, mở đầu cho lời giải nghĩa động từ theo cách định nghĩa. Việc xác định các nét nghĩa tiếp theo cũng căn cứ vào nét nghĩa khái quát này. Chẳng hạn khi giải nghĩa một động từ hành động, người giải nghĩa phải nêu được các nét nghĩa hành động tự thân hay hành động tác động, cách thức hành động và kết quả hành động.

Ví dụ:

+ Bò: hoạt động, tự mình di chuyển theo cách bụng áp xuống mặt đất tư

thế nằm sấp, bằng cử động của tứ chi.

+ Bĩu (bĩu môi): hành động trề môi dưới ra tỏ ý chê bai hay hờn dỗi. + Thu: hoạt động tiếp nhận (nhận lấy, nhận về) từ nhiều nguồn, nhiều nơi, hoặc hoạt động gom, tập trung các vật vào một chỗ từ nhiều nơi.

+ Nặn: 1- Hoạt động tạo lên vật có hình khối theo mẫu đã dự định

bằng cách

đã dùng lực bàn tay làm biến đổi hình dạng của vật liệu mềm dẻo (nặn tượng)

2 - Hoạt động tác động đến vật khác làm cho cái ở trong tòi ra bằng

cách bóp bên ngoài (nặn mủ, nặn sữa)

Đối với các động từ chỉ ý nghĩa quá trình, sau nét nghĩa phạm trù cần

nêu được nét nghĩa chỉ diễn biến hoặc kết quả của quá trình biến đổi.

Ví dụ:

1- Quá trình phát triển đến mức tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ về mọi

mặt (cây lúa đang độ trưởng thành, con gái đã đến tuổi trưởng thành)

2 - Quá trình phát triển đã trở lên lớn mạnh, vững vàng qua thử thách,

rèn luyện (đã trưởng thành trong chiến đấu)

+ Trở lên: quá trình biến đổi chuyển sang trạng thái khác.

+ Hóa thân: quá trình biến đi và hiện ra lại thành một người hoặc một vật cụ thể khác nào đó (hóa thân vào nhân vật).

Riêng đối với các động từ chỉ trạng thái, việc lựa chọn từ ngữ để giải nghĩa cần chú ý sao cho các đặc điểm trạng thái của đối tượng được miêu tả rõ nét, nhưng không lẫn với cách giải nghĩa các tính từ. Đặc biệt là các động từ chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm của con người.

* Hãy so sánh:

+ Phấn khởi: trạng thái tâm lí tích cực của người do được kích thích

mạnh mẽ, muốn đem hết sức mình hoàn thành những việc có lợi cho xã hội.

+ Chán ngán: trạng thái tâm lí tiêu cực của người do cảm thấy hết

hứng thú, hết tin tưởng không muốn làm việc, không muốn giữ lại những cái trước kia đã yêu mến, quý trọng.

+ Hiền: (tính chất tâm lí) của người, không gây hại cho người khác, dù

bị người khác gây thiệt hại cho mình.

Khi giải nghĩa các động từ chỉ trạng thái nêu trạng thái của đối tượng trong một tình trạng cụ thể như trạng thái tâm lí: xao xuyến, bồi hồi, băn khoăn, bối rối. Hoặc trạng thái vật lí của sự vật: nứt, vỡ, mẻ, sứt... cũng có thể là các trạng thái, tình trạng xã hội: náo loạn, nháo nhác, hỗn loạn, xôn xao. Còn khi giải nghĩa các tính từ chỉ tính chất tâm lí, đặc điểm của người cần nêu rõ nét nghĩa thường biểu thị các đặc điểm của đối tượng và kèm theo thang độ đánh giá.

Ví dụ:

+ Ác (tính chất gây hại, đau khổ, tai họa cho người khác)

C, Nhóm từ thuộc loại tính từ

Trong các giáo trình Ngữ pháp Tiếng việt, tính từ thường được chia làm loại:

- Một loại chưa bao hàm sự đánh giá về mức độ, ví dụ: trắng, vàng, xanh, đỏ, tròn... . Để thể hiện được mức độ đặc điểm, tính chất mà chúng biểu thị, những tính từ này có thể kết hợp với các từ: rất, quá, lắm...

- Một loại đã bao hàm sự đánh giá về mức độ,

Ví dụ: trắng tinh, đỏ au, tròn xoe... vì bản thân các tính từ này đã hàm

chứa ý nghĩa mức độ nên chúng không kết hợp được với các từ rất, quá, lắm

... SGK tiếng Việt hiện nay không miêu tả kết quả phân loại tính từ mà dạy các em hiểu ý nghĩa mức độ của đặc điểm, tính chất. Vì vậy khi dậy các em giải nghĩa các từ thuộc từ loại tính từ, nét nghĩa phạm trù cần nêu trước hết chính là nét nghĩa tính chất, đặc điểm. Các nét nghĩa cần trình bày theo lối miêu tả.

Ví dụ:

+ Lan man: tính chất nhiều (thuộc về nói, viết, suy nghĩ) hết cái này

đến cái kia một cách mạch lạc, không hệ thống.

+ Lanh lẹ: đặc điểm của hành động, nhanh và gọn...

Giải nghĩa bằng tập hợp các nét nghĩa là cách dạy đầy đủ nhất nhưng là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học, vì vậy các bài tập giải nghĩa trong luận văn thường xây dựng dưới dạng cho sẵn từ và nghĩa của từ, các định nghĩa về từ yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.

- Loại này có 3 kiểu dạng.

+ Dạng 1:

Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa phù hợp với từ.

Ví dụ:

* Bài tập 1(TV5- T1- Tr 146). Chọn ý thích hợp để giải nghĩa từ hạnh phúc

a, Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.

b, Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. c, Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

+ Dạng 2:

Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng. Ví dụ:

* Bài tập 1(TV5- T1- Tr73). Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ

chạy trong mỗi câu ở cột A:

A B

(1) Bé chạy lon ton trên sân. a, Hoạt động của máy móc.

(2) Tàu chạy băng băng trên đường

ray.

b, Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.

(3) Đồng hồ chạy đúng giờ. c, Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.

(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ d, Sự di chuyển nhanh bằng chân.

+ Dạng 3:

Cho sẵn từ yêu cầu học sinh xác lập nội dung nghĩa tương ứng.

A B

a. Nắng nhạt Vàng giòn (1) h b. Quả xoan Vàng mượt (2) k c. Lá mít Vàng mới (3) i d. Lá chuối Vàng ối (4) c, d e. Lá sắn Vàng tươi (5) e

g. Bụi mía Vàng xọng (6) g h. Rơm, thóc Vàng lịm (7) b i. Mái nhà Vàng hoe (8) a k. Con gà, con chó

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 57)