Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 43)

6. Giả thuyết khoa học

1.2.2.2. Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh

+ Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả khảo sát học sinh lần một.

Trường Phiếu số Số bài Điểm Điểm Tbình trở lên 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Sl % TT Đồi Ngô 1 28 0 5 17 6 0 23 82,14 2 28 3 2 5 15 3 23 82,14 Khám Lạng 1 22 1 11 9 1 0 10 45,45 2 21 3 3 10 5 0 15 71,42 Tổng 99 7 21 41 27 3 71 71,71 + Nhận xét:

Mặc dù thời điểm khảo sát đã gần kết thúc năm học (tháng tư). Nhưng kết quả của học sinh trường tiểu học Khám Lạng, điểm trong các bài làm của học sinh không cao. Ở phiếu số hai số bài đạt trung bình trở lên chiếm hơn 70% , nhưng ở phiếu số 1 có 45,45 % đạt trung bình và khá (khá có một bài). Số lượng bài đạt từ 1 đến 4 còn khá nhiều. Đây là những bài học sinh không biết giải nghĩa.

Ví dụ : Ở phiếu số một có hai bài tập. * Bài tập 1:

Em hiểu thế nào là cổng. Đọc bài thơ Trước cổng trời và giải thích vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là Cổng trời.

* Bài tập 2:

Em hiểu lao động trí óc nghĩa là gì? Đặt hai câu khác nhau trong đó có sử dụng từ trí óc.

- Em Nguyễn Văn Vượng lớp 5b trường tiểu học Khám Lạng giải thích như sau:

"Cổng là cổng nhà. Địa điểm trong bài thơ được gọi là trước cổng trời. Vì chúng ta nhìn trời như nhìn vào một chiếc cổng”.

Bài của em Phạm Văn Lâm, lớp 5b, trường tiểu học Khám Lạng: “Lao

động trí óc là dùng trí óc để lao động”. Tương tự, ở phiếu số một, một số em

vẫn giải nghĩa theo kiểu A là A như trên. Bài tập một yêu cầu các em phân biệt các sắc thái khác nhau của màu vàng trong đoạn văn miêu tả ngày mùa

của Tô Hoài! vàng xuộm, vàng tươi, vàng hoe, vàng mượt. Nghĩa là các em

phải chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nghĩa của những cụm từ trên.

Nhưng một số em lại viết! vàng xuộm là màu vàng xuộm của lúa; vàng hoe là vàng hoe hoe; vàng ối là lá mít vàng ối; vàng mượt là vàng mượt (Nguyễn Thị

Ánh lớp 5b, trường tiểu học Khám Lạng). Hoặc em Nguyễn Văn Thành, lớp 5d, trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô giải thích rất chung chung như sau:

“Vàng xuộm là một loại màu vàng ở cánh đồng vào tháng chín. Vàng hoe là vàng hoe hoe”. Bài tập phân biệt nghĩa giữa các từ là bài tập khó, tuy nhiên

đáp án cho bài tập này chỉ yêu cầu ở mức: các em nhận biết sự khác nhau trong phạm vị biểu vật của các từ này là được.

Nghĩa là chỉ cần các em nêu được: Vàng hoe là màu vàng của nắng, hoặc màu vàng của râu ngô, của tóc; (nắng ngả màu vàng hoe). Vàng mượt là

màu vàng của những vật có bề mặt mịn màng, nhưng có thể các em chỉ nói đó là màu vàng của tơ lụa, của lông chó, lông gà. Chúng ta đều có thể chấp

nhận. Tuy nhiên, giáo viên cần bổ sung thêm để nghĩa của mỗi từ được biểu hiện rõ hơn. Chẳng hạn, giáo viên có thể nói: Cũng có thể nói lông gà, lông chó vàng mượt khi lông các con vật đó vừa có sắc vàng, vừa mượt mịn, không xơ xác. Nói từ vàng mượt là sợi tơ vừa vàng vừa óng ả, không rối..vv...Ngắn

gọn như thế, học sinh sẽ hiểu được vàng mượt chỉ tính chất màu sắc, vừa chỉ tính chất mịn màng trên bề mặt của sự vật mang sắc vàng đó. Khi chấm bài

của học sinh chúng tôi nhận thấy học sinh lệ thuộc vào ngữ liệu, vì thế giải

nghĩa từ bị phiến diện, khá nhiều bài học sinh viết: vàng hoe là màu vàng của nắng; vàng ối là màu của lá mít; vàng giòn là màu vàng của rơm, của thóc...

Cách giải nghĩa như trên đã chú ý đến phạm vi biểu vật trong nghĩa của từ,

nhưng cần cụ thể hơn: vàng hoe có thể là màu vàng của nắng nhưng phải nói rõ đó là màu vàng nhạt, nhưng tươi và ánh lên. Còn khi nói vàng giòn là màu của rơm của thóc thì cần nói rõ đó là rơm và thóc đã được phơi thật khô, có màu vàng đều. Cách giải nghĩa khi đã bổ sung như trên mặc dù có vẻ ổn hơn,

nhưng thực ra vẫn phiến diện. Phiến diện vì giải nghĩa theo một phạm vi biểu

vật, mà không chú ý tính chất khái quát. Vàng giòn là màu của rơm rạ, thóc lúa khi phơi khô có màu vàng. Nhưng vàng giòn cũng có thể được dùng để chỉ các thức ăn rán vàng và khô giòn. Tương tự vàng hoe cũng có thể được

dùng để chỉ màu tóc, chỉ màu râu ngô..vv...Tìm ra cách giải nghĩa như thế nào đó vừa nêu được các dấu hiệu bản chất nhất trong nghĩa của từ, nghĩa biểu

niệm, đồng thời chỉ ra được các phạm vi, biểu vật (nghĩa biểu vật) của từ là

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 43)