Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 109)

6. Giả thuyết khoa học

3.3.1. Kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy xong hai bài thực nghiêm và đối chứng, chúng tôi cho học sinh làm bài tập kiểm tra qua phiếu đo nghiệm ở 4 lớp. Thu bài và chấm điểm, chúng tôi thống kê và phân loại các đặc điểm theo các mức Khá- Giỏi, Tbình, DướiTbình theo bảng tổng hợp sau:

+ Kết quả đo nghiệm qua bài giảng . * Tiết 1

LTVC: Luyện tập từ đồng nghĩa

+ Bảng 3.1. Tổng kết phiếu đo nghiệm số 1.

Trường Lớp Hình thức dạy Số bài Điểm Dưới Tb T bình Khá – Giỏi Sl % Sl % Sl % TT Đồi Ngô 5B TN 28 4 14,28 16 57,14 8 28,58 5A ĐC 28 7 25 15 53,57 6 21,43 TH Khám Lạng 5B TN 24 4 16,66 14 58,34 6 25 5A ĐC 24 6 25 14 58,34 4 16,66 như con người, ngạc nhiên vì sự xuất

hiện kì lạ của mình giữa vùng cao. + Hãy nêu nội dung bài thơ ?

- Kết luận, ghi nội dung chính của bài.

máy thủy điện Hòa Bình, sức mạnh của những con người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. - 2 Hs nhắc lại nội dung chính của bài, Hs cả lớp ghi vào vở.

c) Học thuộc lòng bài thơ 3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

* Tiết 2

Luyện tập giải nghĩa từ trong môn Tập đọc. + Bảng 3.2. Tổng kết phiếu đo nghiệm số 2.

Trường Lớp Hình thức dạy Số bài Điểm Dưới Tb T bình Khá - Giỏi Sl % Sl % Sl % TT Đồi Ngô 5B TN 28 5 17,86 15 53,56 8 28,58 5A ĐC 28 7 25 16 57,14 5 17,86 TH Khám Lạng 5B TN 24 4 16,66 14 58,34 6 25 5A ĐC 24 6 25,01 14 58,34 4 16,66

+ Bảng 3.2.Tổng kết phiếu đo nghiệm số 1 và 2

Trg Lớp Hình thức dạy G viên dạy Ss Kết quả Giỏi Khá Tb Yếu Sl % S l % Sl % Sl % TH Đồi Ngô 5B TN Đ T Lưu 28 4 14,28 4 14,28 16 57,16 4 14,28 5A ĐC Lê T Lan 28 2 7,14 4 14,28 16 57,16 6 21,42 TH Khám Lạng 5B TN P T Hồng 24 3 12,5 3 12,5 14 58,34 4 16,66 5A ĐC N T Tươi 24 2 8,33 2 8,33 14 58,34 6 25 3.3.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm. 3.3.2.1. Nhận xét giờ dạy thực nghiệm

Sau khi dạy bốn tiết (hai tiết thực nghiệm, hai tiết đối chứng) chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

a, Về giờ Luyện tập từ đồng nghĩa.

Do đã được trao đổi kỹ giáo án thực nghiệm nên cô giáo Đặng Thị Lưu (trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô) và cô giáo Phạm Thị Hồng (trường tiểu học Khám Lạng) đã dạy giờ Luyện tập từ đồng nghĩa cho học sinh hai lớp 5B của hai trường khá sôi nổi.

Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập một, cô giáo Đặng Thị Lưu ở trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô phân học sinh làm bốn nhóm viết vào phiếu, còn cô giáo Phạm Thị Hồng trường tiểu học Khám lạng cũng chia học sinh thành bốn nhóm nhưng cho học sinh viết kết quả trên bảng.

Thực tế học sinh viết trên bảng nhanh hơn, vì các em phân nhau vị trí cao thấp ở trên bảng nên có hai đến ba em cùng viết một lúc vào phần ô dành cho nhóm mình. Học sinh của trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô thao tác trên phiếu khổ to nên có nhóm đã bị lúng túng khi đặt tờ giấy cho phẳng để viết.

Kết quả là học sinh tìm được khá nhiều từ đúng với đáp án. Một số

phiếu ghi thêm các màu xanh cổ vịt, xanh rêu, xanh nõn chuối, xanh đen..vv..và được cô giáo chấp nhận.

Em Nguyễn Hồng Ánh ở lớp 5B ở Trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô

còn bổ sung cho nhóm mình cụm từ xanh bủng xanh beo và đã gây tranh cãi

cho các bạn rất sôi nổi. Cô giáo Đặng Thị Lưu đã giải thích cho tất cả lớp biết đó là cụm từ cố định và tính điểm cho nhóm.

Vẫn bài tập này ở cả hai lớp đối chứng, các em cũng được chia theo nhóm để thi đua tìm từ. Tuy nhiên khi một nhóm của lớp 5A trường tiểu học

thị trấn Đồi Ngô lấy cụm từ đỏ gay đỏ gắt và từ xanh đậm bị các nhóm khác

phản đối quyết liệt không cho đấy là đáp án đúng và cô giáo cũng cho đó là sai khiến cho không khí lớp học bị trầm lắng xuống một chút. Thực ra khi đã

công nhận xanh nhạt là từ thì giáo viên cũng công nhận tư cách từ của xanh đậm. Trong thiết kế dạy thực nghiệm chúng tôi không đưa ra các từ hán việt

đồng nghĩa với các từ đã cho như: thanh (xanh), bạch (trắng),..vv..nhưng khi học sinh lấy các từ trên cô giáo thực nghiệm đều tính điểm cho các em.

Ở bài tập hai, giáo viên lớp thực nghiệm đã cho bốn học sinh lên bảng đặt câu với một số từ đồng nghĩa vừa tìm được, học sinh dưới lớp làm vào vở và cho các bạn nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. Không khí lớp học rất vui và tự nhiên thoải mái. Hình thức nối tiếp trả lời này đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp đều được nói kết quả suy nghĩ của mình. Các câu các em đặt đều phù hợp với từng sắc thái ngữ nghĩa của mỗi từ đồng nghĩa.

Ở lớp đối chứng các cô mời từng dãy (lớp 5A trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô) và mời từng tổ (lớp 5A tiểu học Khám Lạng) chơi trò chơi tiếp sức, mỗi em đọc nhanh một (hoặc hai) câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được. Nhưng do ở bài tập một, các em mải đọc trong từ điển cô phô tô cho để có chỗ dựa tìm từ nên số từ tìm được không nhiều. Vì thế các câu các em đặt bị trùng nhiều. Mặt khác, cứ em nào nghĩ được câu nào là vội tiếp sức cho bạn nên có bàn còn học sinh chưa được báo cáo kết quả. Cá biệt có

em vì vội nên đã đặt câu: Vườn cải nhà em lên xanh biếc.

Cũng ở trường tiểu học Khám Lạng, có một tổ ở lớp đối chứng đã tiếp

sức nhau thay từ cho một câu: Em gái tôi vừa trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng. Em thứ hai vẫn dùng câu ấy nhưng thay từ đỏ lựng bằng từ đỏ bừng. Đến em thứ ba lại dùng từ đỏ bừng. Từ đồng nghĩa với từ đỏ có nhiều, các em

có thể chọn các từ biểu thị các sắc thái đỏ khác nhau để đặt câu, nhưng do lúng túng và bí mẫu câu nên các em đã máy móc dập khuôn theo nhau.

Ở lớp thực nghiệm 5B trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô, cũng có một

dãy bàn các em đặt câu với loạt từ đồng nghĩa chỉ màu đen, nhưng mỗi em

một câu khác nhau rất sinh động. Ví dụ:

Mắt em bé đen lay láy.

Mùa hè em em phơi nắng nhiều nên da đen trũi.

Khi bàn này nối tiếp nhau đọc xong, cô giáo đã cho lớp dừng một chút và khen ngợi kịp thời. Không khí lớp vô cùng hào hứng.

Ở bài tập ba, lớp đối chứng được các giáo viên giao việc theo thứ tự: đọc thầm lại bài văn cá hồi vượt thác, sau đó viết từ thích hợp vào vở hoặc vở bài tập.

Học sinh viết rất nhanh và đáp án rất đa dạng. Giáo viên chốt kết quả

đúng và giải thích cho học sinh, vì sao phải dùng từ hối hả mà không dùng từ cuống quýt, cuống cuồng. Tương tự, vì sao dùng từ mặt trời nhô mà không dùng từ mọc, lên..vv..

Chúng tôi quan sát thấy khi giáo viên giảng học sinh không thật sự chăm chú lắng nghe. Một số em điền từ cần điền vào chỗ trống sai, nhưng lại không chịu chữa.

Trong khi đó ở lớp thực nghiệm, giáo viên cho học sinh đọc kĩ đoạn văn và xác định của từng từ trong ngoặc, sau đó xác định sắc thái của câu với từ trong ngoặc để chọn từ thích hợp.

Cách làm này khác với cách làm của giáo viên lớp đối chứng ở chỗ, giáo viên quan tâm việc giải nghĩa từ cho học sinh để học sinh có cơ sở lựa chọn từ.

Giáo viên lớp đối chứng để học sinh tự điền từ theo cảm tính sau đó mới chữa, vì thế kết quả bài làm sẽ không cao. Các em không được rèn nếp cần phân biệt các sắc thái nghĩa khác nhau của từ đồng nghĩa để dùng cho phù hợp với ngữ cảnh.

b, Tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ Tập đọc

Các từ ngữ cần tìm hiểu trong giờ tập đọc “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” chủ yếu là những từ ngữ gợi hình ảnh, những từ dùng làm phương tiện của phép tu từ nhân hoá.

Các từ “chơi vơi”, “say”(ngủ), (tháp khoan) ngẫm nghĩ, (xe ben) nghỉ, (biển) bỡ ngỡ…

Các cô giáo dạy giờ thực nghiệm đã rất có ý thức khi giảng cho học

sinh hiểu vì sao tác giả lại miêu tả: cả công trường say ngủ; tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Ví dụ:

Cả công trường trong trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng đã được tác giả

hình dung như cả công trường đang chìm trong giấc ngủ say.

Dùng cụm từ ngủ say, tác giả vừa miêu tả được trạng thái tĩnh mịch,

vừa miêu tả được không khí phập phồng hơi thở của người lao động thanh thản sau một ngày làm việc hăng say…

Hoặc bằng cách đặt câu hỏi: Em hiểu trạng thái bỡ ngỡ là trạng thái

tâm lý của con người; như thế nào? Rồi từ đó mới hỏi tiếp. Tại sao tác giả viết

“Biển sẽ làm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”? Bằng cách đối chiếu nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ bỡ ngỡ, cô giáo Đặng Thị Lưu đã phân tích cho học sinh

hiểu nghĩa của từ được dùng trong văn bản khá tự nhiên và sinh động.

Cô giáo dạy giờ đối chứng cũng chú ý giảng các từ ngữ kể trên nhưng không theo cách gợi mở mà chủ yếu là giảng bình. Học sinh chỉ thụ động ngồi nghe.

Nhìn chung trong giờ thực nghiệm, giáo viên đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của người thiết kế giáo án và thực sự thích thú với giờ dạy nên giờ dạy được tiến hành thành công. Các giờ đối chiếu có người dự giờ nên không khí học cũng sôi nổi hơn nhưng giáo viên vẫn còn làm việc nhiều. Các tiết dạy thực nghiệm bài soạn được thiết kế theo hướng gợi mở, nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Do vậy đã huy động được vốn kiến thức về từ và sử dụng từ của học sinh. Giáo viên đã động viên khích lệ học sinh kịp thời, tạo được cảm giác nhẹ nhàng, khí thế thoải mái học tập của học

sinh. Bên cạnh đó lớp dạy đối chứng cũng tổ chức hoạt động như vậy nhưng chưa phát huy được sức sáng tạo của học sinh. Việc giải nghĩa từ nằm trong khuôn khổ nhất định, giải nghĩa theo nội dung chú giải sách giáo khoa và sách giáo viên hay dùng từ điển. Giáo viên dạy lớp đối chứng thường theo phương pháp giảng bình chưa thu hút được sự chú ý học tập của các em, nhiều em còn làm việc riêng hay nói chuyện trong lớp. Cho nên khi làm bài tập hay tham dự hoạt động thi học sinh huy động vốn từ rất hạn chế, thậm trí còn phải sử dụng từ điển…

Lớp thực nghiệm giáo viên thực hiện tốt theo giáo án đã thiết kế, các hoạt động dạy học theo hướng gợi mở, đồng thời được sự khích lệ động viên của giáo viên nên học sinh tham gia vào học tập tích cực, kết quả huy động vốn từ nhiều hơn, học sinh giải nghĩa từ tốt hơn mà giáo viên lên lớp cũng nhẹ nhàng hơn.

Qua tiết dạy các giáo viên dự giờ thực nghiệm và giáo viên dạy đều thống nhất cho rằng nếu thiết kế giờ dạy kĩ lưỡng theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì giờ dạy sẽ chắc chắn đạt kết quả tốt.

3.3.2.2. Nhận xét kết quả bài làm của học sinh.

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả đo nghiệm của hai phiếu đo nghiệm được thức hiện tại bốn lớp ở hai trường (tiểu học Khám Lạng và tiểu học thị trấn Đồi Ngô) chúng tôi thấy kết quả đo nghiệm và đối chứng của từng trường như sau:

- Trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô tỉ lệ học sinh giỏi là 28,57 %, còn ở lớp đối chứng 21,42%. Rõ ràng là có sự chênh lệch về tỉ lệ, học sinh lớp đối chứng, qua nội dung bài làm học sinh lớp thực nghiệm làm bài có nhiều triển vọng trong viêc phát huy vốn từ của mình, đồng thời việc giải nghĩa cũng được rõ ràng dễ hiểu hơn so với học sinh lớp đối chứng ví dụ về bài tập tìm từ như sau:

- Tìm màu trắng gợi cảm giác dễ chịu, màu trắng gợi cảm giác khó chịu.

* Em Nguyễn Tuấn Anh lớp thực nghiệm đã làm bài tìm các từ như: Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu là Màu trắng gợi cảm giác khó chịu là trắng trẻo, trắng hồng, trắng ngần,

trắng nõn, trăng trắng, trắng nuột…...

trắng ởn, trắng hếu, trắng dã, trắng lóa, trắng lôm lốp, trắng bệch...…. * Em Hoàng văn Việt lớp đối chứng đã làm bài và tìm các từ như sau: Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu là Màu trắng gợi cảm giác khó chịu là trắng hồng, trắng trẻo trắng nõn,

trăng trắng.

trắng dã, trắng lóa, trắng bệch, trắng phau

- Hay các bài học sinh đạt điểm dưới trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh lệch. Lớp thực nghiệm điểm dưới trung bình là 14,28%. Lớp đối chứng là 21,42%. Điều này cũng đã được thể hiện thông qua nội dung của bài tập nêu trên như sau.

* Em Đào Văn Tuất lớp thực nghiệm đã làm.

Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu Màu trắng gợi cảm giác khó chịu trắng xinh, trắng đẹp, trắng như vôi. trắng lóa, trắng xóa, trắng nhòe. * Em Trần Văn Hòa lớp thực đối chứng đã làm.

Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu Màu trắng gợi cảm giác khó chịu Trắng ngon ngon, bánh cuốn trắng.. Trắng như tia chớp, con ma trắng….

Vậy từ các bài làm của học sinh và bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm cho thấy cùng một địa bàn trường thị trấn Đồi Ngô mà kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả có sự khác biệt.

- Trường tiểu học Khám Lạng tỉ lệ học sinh giỏi là 25 %, còn ở lớp đối chứng 16,66%. Sự chênh lệch trên thể hiện qua nội dung bài làm học sinh. Ở lớp thực nghiệm có nhiều học sinh làm bài phát huy vốn từ có nhiều triển

vọng , đồng thời việc giải nghĩa cũng được rõ ràng dễ hiểu hơn so với học sinh lớp đối chứng.

Ví dụ: về bài tập khảo sát tìm từ như sau:

- Tìm màu trắng gợi cảm giác dễ chịu, màu trắng gợi cảm giác khó chịu.

* Em Nguyễn văn Tùng lớp thực nghiệm đã làm bài như sau:

Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu là Màu trắng gợi cảm giác khó chịu là trăng trắng, trắng ngần, trắng nuột,

trắng trẻo, trắng hồng, trắng nõn, …...

trắng ởn, trắng lôm lốp, trắng hếu, trắng dã, trắng lóa, trắng bệch...….

* Em Đỗ Việt Hùng lớp đối chứng đã làm bài và tìm các từ như sau: Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu là Màu trắng gợi cảm giác khó chịu là trắng trẻo trắng hồng, trăng trắng,

trắng nõn.

trắng bệch, trắng dã, trắng phau, trắng lóa.

- Các bài đạt điểm dưới trung bình của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh lệch. Lớp thực nghiệm điểm dưới trung bình là 16,66%. Lớp đối chứng là 25%. Chất lượng bài làm của học sinh cũng đã được thể hiện thông qua nội dung của bài tập nêu trên như sau.

* Em Đào Văn Tuất lớp thực nghiệm đã làm.

Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu Màu trắng gợi cảm giác khó chịu trắng muốt, trắng tuốt, trắng như vôi,

cò trắng.

trắng đục , mắt trắng , trắng bong.

* Em Lưu Văn Hòa lớp thực đối chứng đã làm.

Màu trắng gợi cảm giác dễ chịu Màu trắng gợi cảm giác khó chịu Cá ngần trắng, cá chim trắng, bánh

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 109)