Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 97)

6. Giả thuyết khoa học

3.1.2.Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.1.2.1. Nội dung thực nghiệm.

Nội dung thực nghiệm là các biện pháp giải nghĩa từ, luyện tập về từ đồng nghĩa và thực hành phân tích từ ngữ nghệ thuật trong văn bản tập đọc. Những nội dung này được thể hiện trong các thiết kế bài học Luyện từ và câu và Tập đọc (chủ yếu ở phần tìm hiểu bài).

3.1.2.2. Phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp thực nghiệm được sử dụng là dạy thực nghiệm và dạy đối chứng. Lớp thực nghiệm theo định hướng phương pháp của luận văn, nghĩa là áp dụng các biện pháp giải nghĩa từ và đưa hệ thống bài tập thực hành như luận văn đề xuất, lớp đối chứng dạy theo phương pháp mà giáo viên vẫn thường dùng.

3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm.

Do khuôn khổ và điều kiện có hạn, tác giả luận văn mới chỉ thực nghiệm trên hai trường tại địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Đây là hai trường có đặc điểm địa lí, đặc điểm xã hội khác nhau. Một trường ở thị trấn,

một trường ở miền núi của huyện. Tuy nhiên khi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở từng trường chúng tôi chọn các lớp có trình độ tương đối đồng đều nhau, kết quả học tập ít có sự chênh lệch. Các giáo viên được chọn dạy thực nghiệm và đối chứng có trình độ chuyên môn tương đương nhau.

3.1.4. Tiến hành thực nghiệm.

Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy thực nghiệm. Trong quá trình thiết kế giáo án thực nghiệm chúng tôi có trao đổi với giáo viên thực nghiệm để trình bày mục đích thực nghiệm và cách thức thực hiện các biện pháp mà luận văn đề xuất, nhằm trao đổi thống nhất với giáo viên dạy đồng thời giải đáp những băn khoăn thắc mắc của người dạy; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cần thiết cho tiết dạy.

- Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng. Tác giả luận văn và Hội đồng chuyên môn dự giờ và ghi biên bản dự giờ.

- Kiểm tra kết quả giờ dạy qua các phiếu đo nghiệm. 3.2. Thiết kế và tổ chức thực nghiệm. 3.2.1. Giáo án thực nghiệm. - BÀI SOẠN SỐ 1 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU * Giúp Hs

- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.

- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa

không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. - Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Giấy khổ to, bút dạ. - Từ điển học sinh.

- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng.

- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho các nhóm học sinh làm bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 Hs lên bảng thực hiện kiểm tra nội dung bài trước.

-Nhận xét, cho điểm từng Hs. -Nhận xét, khen ngợi Hs về nhà có ý thức học bài.

2. Dạy – học bài mới

- 3 Hs lần lượt lên bảng làm các bài tập sau:

- Hs 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.

- Hs 2: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho ví dụ.

- Hs 3: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho ví dụ.

- Lắng nghe.

2. 1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu: Các em đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học này các em cùng thực hành tìm từ đồng nghĩa, luyện tập cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.

2.2. Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài 1

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho Hs thi tìm từ theo nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

- Hoạt động trong nhóm cùng sử dụng từ điển, trao đổi để tìm từ đồng nghĩa :

Lưu ý: Gv chia nhóm sao cho cứ

một yêu cầu/2 nhóm làm. Hướng dẫn Hs có thể dùng từ điển để tìm từ.

- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, trình bày kết quả. Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung bổ sung các từ khác không trùng lặp. Gv ghi các từ bổ sung vào phiếu. - Nhận xét, kết luận về các từ đồng nghĩa Hs tìm được. a, Chỉ màu xanh b, Chỉ màu đỏ c, Chỉ màu trắng d, Chỉ màu vàng

- Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nêu ý kiến bổ sung. - Theo dõi nhận xét của Gv, sau đó viết các từ đồng nghĩa vào vở (không cần viết nhiều từ như phiếu )

* Các từ đồng nghĩa:

a) Chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh tươi, xanh thẳm, xanh sẫm, xanh đậm, xanh thẫm, xanh um, xanh thắm, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lơ, xanh xanh, xanh nhạt, xanh non, xanh lục, xanh ngọc, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rì, xanh ngút ngàn, xanh mướt, xanh xao, xanh rờn, xanh mượt, xanh bóng, xanh đen, xanh hồ thủy...

b) Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ cờ, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ chói, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoét, đỏ hỏn, đỏ kè, đỏ khé, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lửa, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ hồng, đỏ đậm, đỏ thắm, đỏ thẫm, đỏ sẫm, đỏ hừng hực, đỏ tía, đỏ tím, đo đỏ, đỏ nhạt,...

c) Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột, trắng bóc, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng bong, trắng

bốp, trắng lóa, trắng xóa, trắng lôm lốp, trắng phốp, trắng bệch, trắng hếu, trắng mờ, trắng trẻo, trăng trắng, trắng dã,...

d) Chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen trũi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen nhức, đen giòn, đen nhánh, đen láy, đen đen, đen đủi ... Bài 2

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu Hs tự làm bài.

- Gọi Hs nhận xét câu của bạn trên bảng.

- Nhận xét bài làm của Hs.

- Tổ chức cho Hs đặt câu tiếp sức. Gv có thể chỉ định theo nhóm , tổ hoặc dãy bàn. Gọi tên một em đầu dãy bàn, hoặc tổ (nhóm) yêu cầu đặt câu, các Hs khác liên tiếp đặt câu khi bạn trước đã hoàn thành. - Nhận xét , khen ngợi nhóm có nhiều Hs phản xạ nhanh, đặt câu hay.

-1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 4 Hs đặt câu trên bảng lớp. Hs dưới lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài làm đúng/sai - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. Ví dụ:

+ Buổi chiều, da trời xanh đậm, nước biển xanh lơ.

+ Cánh đồng xanh mướt ngô khoai. + Mặt trời đỏ ối từ từ khuất sau dãy núi. + Bạn Nga có nước da trắng hồng.

+ Ánh trăng mờ ảo soi xuống vườn cây

làm cho cảnh vật trắng mờ. + Hòn than đen nhánh. + Đôi mắt em bé đen láy... Bài 3

- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho Hs làm bài theo nhóm với hướng dẫn như sau : + Đọc kĩ đoạn văn.

+ Xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc.

+ Xác định sắc thái của câu với

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 4 Hs ngồi hai bàn trên dưới tạo thành một nhóm hoạt động theo hướng dẫn của Gv.

từng từ trong ngoặc để chọn từ thích hợp.

+ Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh để kiểm tra và sửa chữa (nếu cần) - Gọi 1 Hs làm bài trên bảng lớp. - Yêu cầu Hs nhận xét bài của bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Hs nêu ý kiến nhận xét bạn làm đúng/sai.

- Theo dõi nhận xét của Gv và chữa lại bài của mình (nếu sai)

* Đáp án : Lần lượt chọn các từ sau để điền vào chỗ trống : điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.

- Tổ chức cho Hs trao đổi, thảo luận về cách sử dụng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

+ Tai sao lại dùng từ “điên cuồng” trong câu “ Suốt đêm thác réo điên cuồng” ?

+ Tại sao lại nói mặt trời “nhô” lên chứ không phải là “mọc” lên hay “ngoi” lên ?

+ Sao lại dùng từ dòng thác sáng rực không phải là sáng trưng hay

+ Vì từ điên cuồng có nghĩa là mất

phương hướng, không tự kiềm chế được

còn dữ dằn lại có sắc thái, rất dữ làm người khác sợ ; điên đảo có nghĩa là bị

đảo lộn về trật tự. Trong ngữ cảnh dòng

thác thì dùng từ điên cuồng là phù hợp

nhất.

+ Vì nhô là đưa phần đầu cho vượt lên

phía trước so với những cái xung quanh

một cách bình tĩnh ; còn ngoi là nhô lên

mộtcách khó khăn, cố sức một cách khó

nhọc ; mọc lại là nhô lên khỏi bề mặt và

tiếp tục ngoi lên.

sáng quắc ?

+ Tại sao dùng từ gầm vang lại đúng hơn từ gầm rung và gầm gào trong câu Tiếng nước xối gầm vang?

+ Tại sao dùng từ hối hả trong câu Đậu “chân” bên kia ngọn thác,

chúng tôi chưa kịp chờ cho cơn

choáng đi qua, lại hối hả lên đường, đúng hơn từ cuống cuồng, cuống quýt ?

- Gọi Hs đọc lại bài hoàn chỉnh. - Kết luận: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi.

ra xung quanh làm cho dòng thác sáng rực, còn sáng quắc có thể làm chói mắt và sáng trưng là sáng nhờ có ánh đèn

hoặc ánh lửa làm chói mọi vật nhìn được rất rõ.

+ Vì gầm vang là phát ra tiếng to, làm

rung chuyển xung quanh, tiếng nước xối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào vách đá vọng lại, còn gầm gào và gầm rung có nét nghĩa dữ dội, gây cảm

giác sợ hãi.

+ Cả ba từ cùng có nghĩa là vội vã nhưng

cuống cuồng, cuống quýt còn có ý lo sợ,

mất bình tĩnh.

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn Hs về nhà viết lại đoạn văn Cá hồi vượt thác vào vở và chuẩn bị bài

3.2.2. Giáo án thực nghiệm

BÀI SOẠN SỐ 2.

Môn: Tập đọc

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

Ba-la-lai-ca, chơi vơi, nằm nghỉ, lấp loáng, đập lớn, nối liền....

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Đọc diễn cảm toàn bài thơ. 2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xe ben, sông Đà, ba-la-lai-ca, cao nguyên...

- Hiểu nội dung của bài: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn

của bài tập đọc Những người bạn tốt và

trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi Hs nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận xét, cho điểm Hs.

- 3 Hs lần lượt lên bảng đọc và trả lời câu hỏi sau:

+ Hs 1 đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?

+ Hs 2 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?

+ Hs 3 đọc đoạn 3-4 và trả lời câu hỏi

: Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?

- Nhận xét. 2. Dạy – học bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- Cho Hs quan sát tranh (ảnh) về nhà máy thủy điện Hòa Bình và giới thiệu: Công trình thủy điện sông Đà là một công trình lớn, được xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Một đêm trên công trường, tiếng đàn của cô gái

Nga ngân vang trong đêm trăng sáng đã làm rung động nhà thơ. Bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca cho chúng ta thấy vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của

những con người đang chinh phục dòng sông, sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc b) Tìm hiểu bài

- Tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.

- Tổ chức cho Hs trao đổi, tìm hiểu bài trước lớp.

+ Gọi 1 Hs khá lên điều khiển thảo luận.

+ Gv theo dõi kết luận, bổ sung câu hỏi để giúp Hs tìm hiểu bài.

- Các câu hỏi tìm hiểu bài và phần giảng thêm của Gv: Em hãy đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà ?

+ Bạn hiểu thế nào là “ đêm trăng chơi vơi”?

- Giảng: trăng chơi vơi gợi hình ảnh bầu trời mênh mông, trăng trôi nhè nhẹ cho ta cảm giác như trăng đang bay lơ lửng, bồng bềnh. Trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la. Hình ảnh đó cho ta thấy vẻ đẹp phóng khoáng, thơ mộng của đêm trăng.

+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi

- 4 Hs tạo thành một nhóm, cùng đọc thầm và lần lượt trả lời từng câu hỏi. Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc.

- 1 Hs khá điều khiển cả lớp trao đổi thảo luận, trả lời từng câu hỏi.

- Câu trả lời đúng:

+ Câu Một đêm trăng chơi vơi.

+ Trả lời theo ý hiểu.

lên hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong đêm trăng tưởng như rất tĩnh mịch ấy lại có những hình ảnh gợi lên vừa sinh động vừa tĩnh mịch. Bạn hãy tìm những chi tiết ấy ?

+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà ?

Giảng - Trong đêm trăng, tiếng đàn

ngân lên, lan tỏa và dòng sông lúc này lấp loáng như dòng trăng. Trước cảnh

ngủ cạnh dòng sông, những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

+ Đêm trăng tĩnh mịch nhưng lại sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa :

công trường say ngủ, tháp khoan ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

+ Hs tiếp nối nhau phát biểu:

+ Hình ảnh: chỉ còn tiếng đàn ngân nga – với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên sự gắn bó, hòa quyện

giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông.

+ Hình ảnh chiếc đập lớn nối liền hai khối núi – biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên thể hiện bằng bàn tay và

khối óc của mình con người đã mang lại điều kì diệu mới lạ cho thiên nhiên. Thiên nhiên mang lại nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho con người, làm cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.

đẹp thanh bình và thơ mộng ấy một công trình thủy điện lớn hiện ra. Bằng bàn tay, khối óc diệu kì của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, làm

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 97)