Quan hệ trái nghĩa và hiện tượng trái nghĩa

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 29)

6. Giả thuyết khoa học

1.1.2.2.Quan hệ trái nghĩa và hiện tượng trái nghĩa

a, Định nghĩa

Trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa. Để xác định được các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa đồng nhất nào đó. Nếu không có nét nghĩa đồng nhất này thì nghĩa của

các từ ngữ chỉ khác nhau chứ không trái nghĩa với nhau. To và bé trái nghĩa với nhau vì chúng cùng có nét nghĩa /chỉ kích thước của khối lượng/; dài và ngắn trái nghĩa với nhau vì chúng đều nằm trong khái niệm chung:/chỉ kích thước về trường độ/; thiếu và đủ trái nghĩa với nhau vì chúng có chung nét

nghĩa: /chỉ tính chất về mức độ đáp ứng nhu cầu của một sự việc nào đấy/…

Nên chú ý, nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở cho hiện tượng trái nghĩa cũng là nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa.

Có nhiều từ tuy cũng có những nét nghĩa đồng nhất nào đó nhưng không phải là những từ trái nghĩa nếu nét nghĩa đồng nhất đó không phải là nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc nghĩa của các từ. Chúng ta đã nói

khổng lồ và rộng không phải là hai từ đồng nghĩa bởi vì tuy cả hai đều có nét nghĩa /lớn hơn mức trung bình/ nhưng khổng lồ là nói về không gian ba chiều,

còn rộng là nói về không gian hai chiều, vì thế chúng ta không thể nói khổng lồ và hẹp trái nghĩa nhau cho dù chúng trái ngược với nhau xét về nét nghĩa /có độ lớn/. Chỉ có thể nói rộng và hẹp trái nghĩa với nhau bởi vì hai từ biểu

thị sự tương phản về độ lớn của các vật thể xem xét về không gian hai chiều.

Cũng như vậy, dài không trái nghĩa với hẹp, khỏe mạnh không trái nghĩa với lười nhác. Vì những cặp từ này không tương phản nhau xét về nét nghĩa khái

quát cơ sở. Những điều nói trên đây cho thấy mặc dù đồng nghĩa và trái nghĩa là hai hiện tượng trái ngược nhau nhưng về bản chất chúng là hiện tượng ngữ nghĩa trong trường nghĩa. Đồng nghĩa và trái nghĩa là hai hiện tượng ngữ nghĩa chỉ diễn ra giữa các từ đồng cấp với nhau trong quan hệ cấp loại. Cả hai đều phải lấy một hoặc một số nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc nghĩa làm cơ sở.Từ ngữ đồng nghĩa là từ ngữ ngoài sự đồng nhất với nhau về những nét nghĩa cơ sở còn đồng nhất với nhau ở hầu hết các nét nghĩa còn lại. Từ ngữ trái nghĩa là từ ngữ mà nét nghĩa cơ sở đầu tiên của chúng có sự tương phản, lưỡng cực hóa.

Từ trái nghĩa thường là những từ ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạt động, số lượng, tức thường là các tính từ, động từ, số từ. Các danh từ về nguyên tắc không trái nghĩa với nhau vì danh từ chỉ các sự vật, các sự thể, mà sự vật và sự thể thì tự bản thân mình chúng chỉ khác nhau chứ không tương phản với nhau.

Những hiện tượng không phải là trái nghĩa nói trên đây là những hiện tượng xét trong hệ thống từ vựng. Trong văn bản, trong sử dụng, những từ ngữ vốn không phải là trái nghĩa trong từ vựng có thể lâm thời được sử dụng như những từ ngữ trái nghĩa.

b, Phân loại

b,1. Trái nghĩa đối nghịch hay trái nghĩa bổ sung

Các trái nghĩa đối nghịch là những trái nghĩa mà nghĩa của từ này phủ định tuyệt đối nghĩa của từ kia.

Ví dụ:

đực đối nghịch với cái.

Trái nghĩa đối nghịch có hai đặc điểm. Cho X và Y là hai trái nghĩa đối nghịch thì:

Thứ nhất, hễ phủ định X thì ta có ngay Y, phủ định Y thì ta có ngay X.

Ví dụ:

Nếu ta nói chó này không phải là chó đực thì có nghĩa nó là chó cái. Ngược lại nếu ta nói chó này không phải là chó cái thì có nghĩa nó là chó đực.

Thứ hai, không thể thiết lập sự so sánh với cái hoặc với đực.

Ví dụ:

Ta không nói: con chó này đực hơn (hoặc cái hơn) con chó kia. Những từ ngữ trái nghĩa đối nghịch khác là: nam, nữ; trống, mái; chẵn, lẻ; chết, sống; động, tĩnh; có mặt, vắng mặt; đi, đứng; ẩn, hiện…

b,2. (Trái nghĩa) trái ngược

Cho X và Y là hai từ trái ngược. Các từ (trái nghĩa) trái ngược có các đặc điểm sau đây:

* Thứ nhất, phủ định X không nhất thiết là khẳng định Y và ngược lại,

phủ định Y không nhất thiết là khẳng định X.

* Thứ hai, các từ ngữ trái ngược thường được dùng để thiết lập sự so

sánh tương đối và tuyệt đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ, cho X là dài Y là ngắn. Nếu nói con đường này không dài thì không nhất thiết có nghĩa là con đường đó ngắn. Nó có thể hơi dài, có thể không dài, không ngắn, có thể hơi ngắn….Đại bộ phận các từ ngữ trái nghĩa

là những từ ngữ trái ngược như: rộng, hẹp, giầu, nghèo, lạnh, nóng

Các từ ngữ đối nghịch và trái ngược thường nằm ở hai cực trên một trục, từ ngữ ở cực này đối nghịch hay trái ngược với từ ở cực kia. Tuy nhiên, giữa các từ trái ngược thường có một điểm trung bình, một tâm điểm trong

khi giữa các từ đối nghịch không có điểm trung bình, tâm điểm đó. Trong khi

giữa dài và ngắn có điểm giữa là vừa (hoặc không dài, không ngắn) thì giữa đực và cái không tồn tại trạng thái không đực, không cái (ái nam, ái nữ là tính chất không bình thường).

Các từ ngữ trái ngược là những từ ngữ gọi tên các mức độ khác nhau của một đặc điểm, các mức độ này đối xứng với nhau qua một tâm điểm, một tọa độ, một điểm chuẩn nào đó. Trong dãy những từ trái ngược, tâm điểm có khi có tên gọi riêng, ví dụ các từ trái ngược chỉ học lực, tâm điểm gọi tên là

trung bình với các mức độ sắp xếp như sau:

Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, trung bình yếu, yếu kém.

Trong dãy chỉ đặc điểm của con người xét về độ cao, tâm điểm được gọi tên bằng từ tầm thước theo các mức độ:

Cao tầm thước thấp (lùn)

Nhưng nói chung, tiếng Việt không có từ gọi tên tâm điểm riêng cho từng đặc điểm. Thông thường chúng ta dùng từ vừa hoặc cụm từ không X không Y để biểu thị tâm điểm như:

Rộng vừa hẹp Rộng vừa chật Mặn vừa nhạt

Giầu không giầu không nghèo (đủ ăn) nghèo Đẹp không xấu không đẹp xấu

Đáng chú ý là trong dãy các từ trái ngược có những từ ngữ như mặn, chát, tí hon, tí ti, rộng thênh thang….Những từ ngữ này không thể kết hợp với

các từ chỉ mức độ hơi, khá, rất, lắm, cũng không thể lập được sự so sánh

tương đối hoặc tuyệt đối với chúng.

Chúng ta không nói rất (hơi khá), mặn chát (lắm), cũng không nói bát này mặn chát nhất, bát này mặn chát hơn bát kia. Chúng ta có thể nói con búp

bê này hơi (rất) bé (lắm); con búp bê này bé nhất nhưng không thể nói con búp bê này (hơi) rất tí ti; con búp bê này tí ti nhất; con búp bê này tí ti hơn con búp bê kia. Đó là vì những từ ngữ này chỉ tính chất trạng thái ở đỉnh cao

nhất của mức độ. Cái đã ở đỉnh cao nhất thì không thể so sánh, không thể đánh giá về mức độ được nữa. Nêu đặc điểm này ra là để biết rằng những từ ngữ này và những từ ngữ khác tương tự cho dù không thể thiếp lập được sự so sánh tương đối hay tuyệt đối nhưng vẫn là những từ ngữ trong nhóm trái ngược. Chúng không thuộc nhóm trái nghĩa đối nghịch.

b,3. Từ ngữ trái nghĩa chỉ các chiều không gian, thời gian, trái nghĩa nghịch đảo.

Trước, sau; trên, dưới; trong, ngoài; phải, trái; đi, về; lên, xuống; tới, lui…là các cặp từ trái nghĩa liên quan đến chiều không gian, thời gian. Các chiều này được xác định hoàn toàn theo chiều tương đối với nhau hoặc đối với một vật chuẩn nào đấy. Cho A,B là những vật được xác định về chiều. C là vật lấy làm chuẩn.

- Có hai cách định chiều.

* Thứ nhất, chiều của A được xác định so sánh với B và ngược lại. Có

nghĩa là trong trường hợp này A là chuẩn của B hoặc B là chuẩn của A.

Ví dụ: Nam đứng trước Lan và Lan đứng trước Nam.

* Thứ hai, A và B được xác định về chiều, lấy C là chuẩn. Lúc này C ở

ngoài A, ngoài B và chiếm vị trí ở giữa A và B.

Ví dụ: cái ghế đứng trước cái bàn, cái giường sau cái bàn. Trong trường hợp này vật chuẩn của ghế không phải là giường cũng như vật chuẩn của giường không phải là ghế mà cả hai đều có vật chuẩn ở giữa: cái bàn.

Đối với trường hợp thứ hai, vật chuẩn có thể khách quan (như trường

Ví dụ: Khi ta nói cái đèn trên trần thì trần không phải là vật chuẩn của cái đèn. Vật chuẩn của đèn là vị trí của người nói, người định chiều cho cái đèn. Cũng như vậy khi nói: cái tủ ở dưới bếp thì vật chuẩn không phải là cái bếp mà là nhà trên nơi người nói đang ở đó hoặc là nơi được xem là vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuẩn để định chiều cho căn nhà khác theo văn hóa Việt Nam.

Khi hai từ ngữ trái nghĩa liên quan đến chiều không gian, thời gian được xác định theo cách thứ nhất, tức theo cách xác định theo thể tương đối với nhau thì hai từ ngữ đó là hai từ trái nghĩa nghịch đảo. Hai từ ngữ X và Y trái nghĩa nghịch đảo đối với nhau khi và chỉ khi:

X(A,B) tương đương với Y(A,B) Ví dụ:

Nếu cái ghế trước cái bàn và cái bàn sau cái ghế tương đương với nhau thì trước, sau là hai từ trái nghĩa nghịch đảo (còn trường hợp cái ghé trước cái bàn và cái giường sau cái bàn thì trước, sau không nghịch đảo vì

hai cách nói đó không tương đương với nhau). Bắc, Nam, Tây, Đông; Tây Bắc, Đông Nam..cũng có thể là nghịch đảo.

Những từ ngữ nghịch đảo không chỉ chiều không gian và thời gian là:

cha, con, mua, bán, bao gồm, nằm trong (thuộc về). Tôi mua của anh cái áo, anh bán cho tôi cái áo; Ông ta là cha đứa bé, đứa bé là con của ông ta; Xe bao gồm xe đạp (xe máy, ô tô), xe đạp nằm trong xe,…là những cách nói tương đương.

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 29)