Giải nghĩa theo cách miêu tả

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 69)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.1.3.Giải nghĩa theo cách miêu tả

* Cách này có hai dạng:

- Thứ nhất là dạng dẫn tính chất, (hiện tượng thường gặp) để giúp cho

học sinh hiểu ý nghĩa của từ. Ví dụ:

+ sửng sốt (TV5- T1-Tr64): ngạc nhiên cao độ, vẻ mặt có thể biến đổi

khác thường như mắt mở to, lông mày nhướn lên ...

+ đỏ (TV5 - T1-Tr10): chỉ mầu sắc có mầu như mầu máu tươi.

- Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy

sắc thái hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ.

Ví dụ:

+ vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như không có sức mạnh chống đỡ từ

bên trong,mặc cho sức mạnh bên ngoài kéo đi, lôi lại như cây cỏ dài lay động trong làn nước nhẹ.

+ hí hửng: vẻ mặt hớn hở, phấn khởi như vừa được một cái gì đó lợi

lộc, hoặc háo hức chờ đón một cái gì đó vui lắm.

+ đen kịt: đen sẫm một màu như nhọ đáy nồi đun than, củi, rơm, rạ.. + rong ruổi: đi liên tục trên chặng đường dài, không ngại mệt mỏi,

Nếu như cách giải nghĩa theo định nghĩa bắt đầu từ các ý nghĩa biểu niệm thì giảng nghĩa theo cách miêu tả về cơ bản là bắt đầu bằng một ý nghĩa biểu vật tiêu biểu nhất để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa biểu vật. Điều này cho phép giáo viên chấp nhận những lời giải nghĩa của học sinh như sau:

* Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5- T1- Tr10).

+ Vàng ối: là màu vàng của lá mít.

+ Vàng xuộm: là màu của cánh đồng lúa chín đều. + Vàng giòn: là màu vàng của rơm, rạ phơi rất khô.

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 69)