6. Giả thuyết khoa học
1.2.1. Thực trạng việc dạy học nghĩa của từ cho học sinh lớp 5
Như đã giới hạn trong phần mở đầu, luận văn của chúng tôi quan tâm đến hoạt động giải nghĩa từ nói chung và các từ nhiều nghĩa trong các giờ Luyện từ và câu, giờ Tập đọc nói riêng. Vì thế trong phần khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của từ, chúng tôi tập trung vào các nội dung đó.
1.2.1.1. Nội dung chương trình dạy học nghĩa của từ trong sách giáo khoa TV5.
Nội dung dạy học nghĩa của từ không được bố trí thành bài học lý thuyết riêng mà được bố trí dưới dạng bài tập chính xác hóa vốn từ trong các bài thực hành Mở rộng vốn từ và luyện tập về từ nhiều nghĩa trong các giờ Luyện từ và câu.
Ngoài các từ ngữ được học qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả.... Học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệ thống trong bài Từ ngữ theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị - hợp tác, thiên nhiên, bảo
vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, trật tự - an ninh, truyền thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận. Các từ ngữ được chọn để giải thích, giải nghĩa cho học sinh không nhiều. Nhưng đó là các từ trung tâm, từ then chốt để từ đó học sinh liên tưởng và mở rộng vốn từ.
Ví dụ :
Trong tiết Mở rộng vốn từ tuần 26: Truyền thống (TV5-T2- Tr81). Những người biên soạn sách giáo khoa đã bố trí học sinh làm bài tập một, để
các em hiểu nghĩa của từ truyền thống là gì ? Sau đó đến bài tập hai, cho học sinh được học cách phân biệt nghĩa của các tiếng truyền đồng âm trong các từ: truyền thống, truyền thanh, truyền máu.vv...
Hoặc trong bài MRVT tuần 34 Quyền và bổn phận (TV5- T2- Tr 155),
bài tập một và tập hai của sách giáo khoa đã giải thích nghĩa của từ quyền, từ bổn phận. Còn bài tập ba yêu cầu học sinh thực hành tìm hiểu nghĩa của từ
này trong ngữ liệu mới.
Nhìn chung, định hướng cho hoạt động học nghĩa của từ trong sách giáo khoa khá rõ ràng. Cách biên soạn các bài tập tìm hiểu nghĩa từ chủ yếu theo hình thức lựa chọn trắc nghiệm đã giúp cho công việc dạy và học nghĩa từ của giáo viên và học sinh trong một bài cụ thể ở trên lớp dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vì các từ ngữ cần giải nghĩa trong các chủ đề các em cần Mở rộng vốn từ chủ yếu là các từ trừu tượng, có nghĩa khái quát. Nếu sách giáo khoa không đưa ra các lời giải khác nhau để giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn nghĩa thích hợp với từ thì giáo viên phải tự mình tìm từ ngữ sắp xếp từ ngữ để giải nghĩa từ cho học sinh hiểu. Công việc này mất rất nhiều thời gian công sức của giáo viên. Nhưng cũng chính vì SGK đã đưa sẵn các phương án, nên việc giáo viên không cần nghiên cứu kỹ cách trình bày lời giải nghĩa là hiện tượng phổ biến. Điều này dẫn đến khi cần giải nghĩa một từ nào đó cho học sinh trong các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả vv... giáo viên gặp rất nhiều
lúng túng. Bên cạnh đó trong SGK vẫn còn một số bài tập quá khó đối với học sinh.
Ví dụ:
* Bài tập 1: Mở rộng vốn từ thiên nhiên (TV5-T1- Tr115).
Yêu cầu học sinh tìm trong đoạn văn những từ chỉ người, sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
Từ việc khảo sát nội dung bài học trong SGK, chúng tôi đã làm phiếu điều tra khả năng giải nghĩa của từ của giáo viên, và khả năng nắm nghĩa từ của học sinh. Để trên cơ sở đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.