Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 74)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.2.3.Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ

của từ nhiều nghĩa.

Theo GS. Đỗ Hữu Châu. Từ ngữ và các hình ảnh ngôn ngữ trong tác phẩm thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa sau:

a, Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ ngôn ngữ và chỉ dùng trong nghĩa đó mà thôi.

b, Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ có nghĩa tu từ mà thôi. c, Từ ngữ vừa được dùng trong nghĩa chính vừa dùng trong nghĩa bóng tu từ.

Đối với trường hợp từ chỉ dùng trong nghĩa chính, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh với các từ cùng trường nghĩa, đồng nghĩa hay trái nghĩa, nhờ biện pháp tái hiện giả định quá trình lựa chọn của tác giả mà học sinh phát hiện ra cái hay, cái đẹp của việc dùng từ.

Còn những trường hợp từ được dùng trong nghĩa phụ ngôn ngữ hay nghĩa bóng tu từ, tức là từ được dùng với nghĩa chuyển. Nguyên tắc để phân tích hiện tượng nhiều nghĩa trong tác phẩm là phải bám chắc lấy nghĩa chính, hiểu thật chính xác nó, từ đó dựa vào cơ chế chuyển nghĩa mà tìm ra sự sáng tạo trong cách dùng từ của tác giả.

Ví dụ:

Để học sinh hiểu được giá trị của từ bỡ ngỡ trong câu thơ. Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên [tr69], giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa chính của từ bỡ ngỡ là trạng thái tâm lí của người: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc. Từ đó mới có cơ sở giúp học sinh hiểu hình ảnh nhân hóa trong câu thơ nói lên sức mạnh kì diệu của con người. Tác giả dùng từ bỡ ngỡ làm cho biển có tâm trạng như con người: ngơ ngác, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng núi cao nguyên. Tương tự, khi giảng nghĩa từ sầm uất trong câu: ‘‘Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả sầm uất từng khóm

râm lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian’’[TV5- T1- Tr113]. Giáo viên cũng phải bắt đầu từ nghĩa chính của từ

sầm uất là: đông đúc, nhộn nhịp; thường được dùng để miêu tả nơi có nhiều nhà cửa, phố xá buôn bán do đông người. Dùng từ sầm uất để miêu tả rừng thảo quả, tác giả vừa biểu hiện được sự rậm rạp, um tùm (nhiều), vừa nói

được sự sinh động đa dạng của rừng cây.

Trong bài thơ ‘‘Hạt gạo làng ta’’, Câu thơ cuối Trần Đăng Khoa viết: Em vui em hát, hạt vàng làng ta. Để học sinh hiểu được giá trị của từ hạt vàng trong câu, giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: hạt vàng là kim loại hiếm có màu vàng và có giá trị cao(quí như vàng). Nhưng trong câu thơ được

tác giả sử dụng gọi thay thế cho hạt gạo, tác giả đã dùng phép so sánh để nói

nên mồ hôi công sức một nắng hai sương của bố mẹ làm ra hạt gạo và hạt gạo đó đã góp công vào chiến thắng chung của dân tộc. Do vậy hình ảnh hạt

gạo trong bài thơ được tác giả so sánh nâng cao tầm giá trị như hạt vàng,

nhưng nó lại mang sắc thái gần gũi tạo nên vẻ đẹp có giá trị nghệ thuật cao. 2.2. Dạy các từ có quan hệ về ngữ nghĩa

Bài học về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa đồng nghĩa và trái nghĩa được bố trí trong môn Luyện từ và câu lớp 5 với thời lượng sáu tiết, thành hai dạng bài. Dạng lí thuyết được xếp trong tiết học đầu tiên của mỗi lớp từ. Dạng bài thực hành được xếp ngay sau tiết học lí thuyết. Cụ thể từ đồng nghĩa ba

tiết (1 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập) từ trái nghĩa ba tiết (1 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập). Cấu trúc nội dung bài học của mỗi dạng bài được biên soạn theo

cách tổ chức khác nhau.

2.2.1. Cấu trúc nội dung bài học các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa trong sách giáo khoa. sách giáo khoa.

2.2.1.1. Cấu trúc nội dung bài học lý thuyết.

Giống như cấu trúc nội dung bài học lí thuyết Luyện từ và câu nói chung, bài học lí thuyết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa...được biên soạn theo cấu trúc ba phần : Phần I. Nhận xét

Phần II. Ghi nhớ Phần III. Luyện tập.

Nhiệm vụ của phần I và phần II là hình thành khái niệm, vì thế trong phần nhận xét, SGK đưa ra các ngữ liệu và hệ thống bài tập để học sinh tìm ra được các dấu hiệu của khái niệm. Kết quả của quá trình hình thành khái niệm được chốt ở mục II, phần ghi nhớ.

Sau khi học sinh đã được cung cấp các hiểu biết lí thuyết về các lớp từ cần học, SGK đưa ra các bài tập luyện tập ứng với hai nhiệm vụ: củng cố khái niệm và vận dụng khái niệm vào nói và viết. Các bài tập nhận diện tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, là bài tập củng cố kiến thức lí thuyết. Các bài tập đặt

câu, viết đoạn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.... là bài tập vận dụng sáng tạo, tích cực hóa hoạt động học các lớp từ.

2.2.1.2. Cấu trúc nội dung bài học luyện tập về các lớp từ.

Những bài Luyện từ và câu nói chung được cấu thành từ một tổ hợp bài

tập được gọi là bài luyện tập. Các bài tập trong bài học thực hành này không

phải được sắp đặt tùy ý mà phải theo một tổ chức, trật tự nhất định. Thường thì trong mỗi bài học Luyện tập về các lớp từ, các bài tập được sắp xếp theo trình tự nhiệm vụ như sau:

a, Bài tập tự nhận diên. b, Bài tập phân loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c, Bài tập đặt câu, viết đoạn, lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.

Như vậy hệ thống bài tập trong các bài luyện tập được biên soạn đúng theo cấu trúc bài tập ở mục III luyện tập của bài lí thuyết. Tuy nhiên các dạng nhỏ trong mỗi loại đa dạng hơn và yêu cầu được nâng cao hơn.

Mặc dù nội dung bài học được chia làm hai kiểu: lí thuyết và thực hành

nhưng hoạt động hướng dẫn học sinh học lí thuyết vẫn là hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập. Phát huy tiềm năng ngôn ngữ của người bản ngữ trong học sinh, giáo viên hướng dẫn các em làm các bài tập để tìm ra dấu hiệu của khái niệm. Vì vậy, luận văn của chúng tôi tập trung vào nhiệm vụ xây dựng hệ thống bài tập nhận diện và bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh.

2.2.3.Một số bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Như trong chương lí thuyết luận văn đã xác định rõ, đồng nghĩa có nhiều mức độ vì thế có các loại từ đồng nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa cũng vậy, có trái nghĩa đối nghịch phủ định, nhưng cũng có trái nghĩa không phủ định. Vì thế khi xây dựng hệ thống bài tập, luận văn cố gắng bao quát được

các dạng, loại để học sinh có cái nhìn toàn diện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Từ đó học sinh có vốn liếng phong phú về các lớp từ này, thuận tiện trong sử dụng hơn. Có thể chia các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa và trái nghĩa thành các dạng sau:

* Dạng 1.

a, Bài tập nhận diện, phân loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Dạng bài tập này lại có những kiểu nhỏ sau:

- Bài tập tìm từ đồng nghĩa cùng đặc điểm cấu tạo.Thực chất đây là nhóm bài tập MRVT theo đặc điểm cấu tạo. Những bài tập này giúp học sinh

hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa khi thực hiện các bài tập tìm các từ có tiếng đã cho hoặc dựa vào nghĩa của tiếng để phân loại các nhóm từ. Đó là các bài

tập như: Ví dụ 1: * Tìm các từ Có tiếng đỏ M : đỏ tươi Có tiếng vàng M : vàng óng * Đáp án:

- (đỏ) đỏ au, đỏ tía, đỏ bầm, đỏ rực, đỏ chói.... - (vàng) vàng rực, vàng tươi, vàng ối, vàng khè...

Ví dụ 2:

Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.

* Đáp án:

- yêu mến, quý mến, thương mến, kính yêu, thương quý, thương yêu, yêu thương, mến thương, mến yêu, kính mến...

Một trong những đặc điểm của loại bài tập này là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập là những yếu tố có khả năng tạo từ mạnh, nghĩa là từ

những tiếng đã cho có thể tạo được rất nhiều từ khác. Giáo viên cần nắm được điều này để hướng dẫn học sinh tìm từ theo yêu cầu của bài tập. Đối với các từ tìm được trong ví dụ một, giáo viên cần lưu ý thêm để học sinh hiểu được đây là các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái, khác nhau về phạm vi biểu

vật. Đỏ rực, đỏ ối, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ tươi, đỏ bầm, đỏ tía, đỏ bừng.... mặc dù đều cùng chỉ màu đỏ, nhưng rõ ràng đỏ rực, khác đỏ lòm, đỏ bừng ở nét nghĩa. Đỏ rực nghĩa tỏa sáng ra xung quanh, đỏ lòm gây cảm giác khó chịu.

Tương tự như vậy xanh mướt, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh tươi, xanh xẫm, xanh đậm, xanh um, xanh thắm, xanh rờn,... cũng đều chỉ màu xanh, nhưng xanh mướt là tính chất xanh của vật non tơ, mềm mại, tồn tại trên diện rộng, còn xanh thẳm gợi sự liên tưởng về vật thể mang màu xanh có

độ rộng và cao thăm thẳm.... Từ đây giáo viên cung cấp cho học sinh điều cần ghi nhớ: các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hết sức đa dạng, phong phú, đặc biệt là các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái. Với các tính từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dáng ta có thể tập hợp được rất nhiều từ đồng nghĩa khác

nhau về mức độ, về phạm vi biểu hiện.(vuông: vuông vức, vuông chành chạnh; tròn: tròn trịa, tròn lẳn, tròn trặn.... ; nhỏ: nhỏ bé, nhỏ tí, nhỏ xíu ; to: to, lớn, to lớn, to đùng, to tướng, khổng lồ, vĩ đại..). Vì thế giáo viên cần lưu ý

các em cần thận trọng khi sử dụng các từ đồng nghĩa này. Bởi vì mỗi từ có sắc thái biểu cảm và khả năng biểu hiện không giống với các từ khác trong hàng loạt từ đồng nghĩa. Loại bài tập này một mặt giúp học sinh luyện tập về từ đồng nghĩa, mặt khác giúp các em hệ thống hóa vốn từ tốt hơn. Dựa vào điểm đồng nhất, các em phong phú được vốn từ của mình.

Trên cơ sở đó các em có điều kiện lựa chọn được từ thích hợp nhất đưa vào từng hoàn cảnh sử dụng.

Thuộc về dạng một, còn có các bài tập phân loại từ. Đây là những bài

tập cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh phân loại theo một căn cứ nào đó. Thực chất khi giải các bài tập này, học sinh làm tiếp tục công việc của bài tập tìm từ theo đặc điểm cấu tạo. Nghĩa là từ các từ cùng đặc điểm cấu tạo huy động được, các em phân hóa tiếp để tìm ra các từ đồng nghĩa với nhau hơn. Các bài tập phân loại từ có thể chia thành bài tập phân loại từ theo nhóm nghĩa, theo tiểu loại từ loại vv...

Ví dụ 1: Xếp các từ chỉ mầu xanh vào các nhóm thích hợp. a, Màu xanh gợi cảm giác dễ chịu

b, Màu xanh gợi cảm giác khó chịu, ghê sợ hoặc thương cảm.

(xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh tươi, xanh xẫm, xanh đậm, xanh um, xanh thẳm, xanh thắm, xanh nhạt, xanh non, xanh xao, xanh ngắt, xanh rớt, xanh rờn, xanh mướt, xanh bóng... ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 2: Xếp các từ in đậm trành từng nhóm đồng nghĩa.

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các cháu rất nhiều. Non sông Việt nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

+ Các nhóm đồng nghĩa.

a – ( nước, nước nhà, non sông) b – (hoàn cầu, năm châu)

Ví dụ 3: Xếp các từ đồng nghĩa theo nhóm biểu thị thái độ tình cảm

khác nhau của người sử dụng: (tiết kiệm, bủn xỉn, keo kiệt, kiệt xỉ, căn cơ, hà tiện, tằn tiện, keo cú).

a, Thái độ, tình cảm quí trọng, khen ngợi: ...

b, Thái độ, tình cảm khinh thị, chê bai: ...

Ví dụ 4: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:

bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.

a, ...

b, ...

c, ...

Ví dụ 5: Xếp các từ trong ngoặc thành ba nhóm từ đồng nghĩa vào từng

nhóm sau: (nóng, chót vót, thăm thẳm, sâu, oi, lênh khênh, hun hút, bức, lêu đêu).

a. Nhóm 1: ...

b. Nhóm 2: ...

c. Nhóm 3: ...

* Dạng 2: Bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong hoạt động nói năng. Các đo nghiệm cho thấy rằng có một số lượng từ rất lớn học sinh hiểu được nghĩa nhưng không đi vào vốn từ tích cực, không được học sinh sử dụng trong giao tiếp của mình. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên cần xây dựng được hệ thống bài tập sử dụng từ. Những bài tập nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh bằng cách hình thành ở các em kĩ năng sử dụng từ. Các bài tập này vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tưởng và quan hệ hình tuyến để lựa chọn và kết hợp từ. Chúng mang tính chất bài tập Từ vựng - Ngữ pháp. Các bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp học sinh nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Những bài tập được sử dụng ở tiểu

học để dạy dùng từ là bài tập điền từ, bài tập thay thế từ ngữ, bài tập đặt ngữ, bài tập đặt câu, viết đoạn văn ngắn và bài tập chữa lỗi dùng từ.

a, Bài tập điền từ.

- Loại bài tập này có hai mức độ.

+ Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn cho sẵn.

Ví dụ 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. Cháu ... ông , bà hộp sữa.

Chúng em ... cô bó hoa tươi thắm nhân ngày 20/11. Tôi ... bạn quyển sách.

Em bé ... tôi một hòn bi ve trong suốt.

(tặng, cho, biếu, kỉ niệm)

Ví dụ 2: Bầu trời ... Mắt em bé...

Mặt nước hồ mùa thu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(trong veo, trong vắt, trong suốt, trong trẻo, trong xanh)

Ví dụ 3: Chọn một tính từ chỉ màu trắng trong ngoặc đơn điền vào

từng chỗ trống trong bài thơ sau sao cho thích hợp. (Trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng).

Tuyết rơi...một màu

Vườn chim chiều xế...cánh cò Da...ốm o

Bé khỏe đôi má non tơ... Sợi len... như bông.

Làn mây...bồng bềnh trời xanh. ...đồng muối nắng hanh.

Ngó sen ở dưới bùn tanh ... Lay ơn...tuyệt trần.

Sương mù...không gian nhạt nhòa. Gạch men...nền nhà.

Trẻ em...hiền hòa dễ thương.

Ví dụ: Chọn từ trong ngoặc đơn trái nghĩa với từ lạnh buốt để điền vào chỗ trống.

Nước lạnh buốt làm cái đầu...của nó hạ hỏa ngay lập tức.

( nóng nực, nóng bừng, nóng rực)

- Không cho trước các từ mà để học sinh tự tìm trong vốn từ của mình các từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Ví dụ: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh cùng nói về độ rộng.

Bầu trời... Cánh đồng lúa... Biển rộng...

* Đáp án: (bao la, bát ngát, mênh mông).

* Bài tập 4(LTV5- T1- Tr 9).

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa(1)...(vén, mở, bóc) mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông(2)...(xanh biếc, xanh

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 74)