Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 71)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.2.1. Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật

Trước khi tìm ra các biện pháp phân tích từ ngữ nghệ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nhanh chóng tìm ra các từ dùng hay trong văn bản.

Chưa phân tích làm sao biết được từ ngữ đó dùng hay như thế nào? Nhưng bằng sự mẫn cảm ngôn ngữ, bằng sự hiểu biết về tính cụ thể, tính trừu tượng trong nghĩa của từ, về hiện tượng nhiều nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi định hướng để học sinh xác định từ ngữ nghệ thuật.

Ví dụ 1: Kết thúc bài thơ Đàn gà mới nở, nhà thơ Phạm Hổ viết:

Vườn trưa gió mát Bướm bay rập rờn Quanh đôi chân mẹ Một rừng chân con.

Em thích nhất hình ảnh nào trong khổ thơ trên? Từ ngữ nào gợi tả hình ảnh đó?

(Một rừng chân con) từ rừng

Ví dụ 2: Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa khi nói về sự vật trong đoạn thơ dưới đây.

Lúc ấy

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.

Những chiếc xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. Chỉ còn tiếng đàn ngân nga.

Với một dòng trăng lấp loáng Sông Đà.

(TV5- T1- Tr 69).

Ví dụ 3: Hãy chọn một từ chỉ mầu sắc trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em thích nhất.

Với các bài tập như trên, học sinh sẽ biết cách chỉ ra các từ ngữ mà các em thích, hoặc được gợi ý là từ ngữ đó được dùng độc đáo, sáng tạo. Yêu cầu

các em tìm từ ngữ thể hiện phép nhân hóa chính là gợi ý cho học sinh biết đó

chính là các biện pháp tu từ. Thực hiện các bài tập trên các em sẽ tìm ra được các từ dùng đắt trong văn bản nghệ thuật. Còn các từ đó được dùng nghệ thuật ra sao, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể thêm.

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 71)